[Giải Đáp Chi Tiết] Nhiệt Miệng Uống Gì Nhanh Khỏi Bệnh?

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu. Việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh lý này. Vậy nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi bệnh và nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm nào? Cùng ViDentalcare tham khảo ở bài viết dưới đây:

Nhiệt miệng uống gì và ăn gì để thanh mát cơ thể?

Nhiệt miệng xuất hiện chủ yếu là do cơ thể bị nóng trong, đồng thời hệ miễn dịch và chức năng gan bị suy giảm. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu đi các loại vitamin và khoáng chất hay tình trạng nhiễm khuẩn ở khoang miệng cũng là những nguyên nhân khá phổ biến. 

Việc cung cấp đầy đủ nước cũng như các thực phẩm làm mát cơ thể sẽ có tác dụng giảm nóng, hạ nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Nhiệt miệng uống gì để thanh nhiệt, giải độc?

Sau đây là một số thức uống nên sử dụng thường xuyên để giúp cơ thể hạ nhiệt, giải độc cũng như bổ sung thêm các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết.

Nhiệt miệng nên thường xuyên uống nước lọc

Người bệnh nên duy trì đều đặn ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Uống đủ nước không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn giúp thanh lọc và đào thải độc tố ra ngoài.

Nhiệt miệng nên thường xuyên uống nước lọc
Nhiệt miệng nên thường xuyên uống nước lọc

Bổ sung nước ép hoa quả

Khi được hỏi nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi các loại nước ép hoa quả là ưu tiên hàng đầu. Trong hoa quả chứa một lượng lớn vitamin có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời thúc đẩy việc hình thành tế bào mới, giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Một số loại hoa quả có thể sử dụng hằng ngày để làm nước ép như: Cam, táo, lê, chuối, cà chua, cà rốt….

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1-2 loại quả ưa thích, tiến hành vắt hoặc xay để lấy phần nước cốt. Có thể thêm vào một ít đường, một ít đá để vừa bổ sung dưỡng chất vừa làm mát cơ thể, nhất là trong những ngày hè.

Thường xuyên uống các loại trà để thanh lọc cơ thể

Trà xanh, chè xanh hay nhân trần là những thức uống hữu hiệu dành cho những ai đang điều trị nhiệt miệng. Chúng có vị đắng, tính hàn và chất chống oxy hóa cao. Do vậy có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, kháng khuẩn và bảo vệ răng miệng.

Thường xuyên uống các loại trà để thanh lọc cơ thể
Thường xuyên uống các loại trà để thanh lọc cơ thể
  • Cách pha trà: Bạn có thể dùng nhân trần, chè khô hoặc thậm chí là chè tươi để tiến hành pha nước uống. Đầu tiên cho phần nguyên liệu vào ấm trà chuyên dụng hoặc bình trà, tráng qua một lần với nước sôi rồi đổ đi. Tiếp đó cho nước đang sôi vào, ủ trong 30 phút là đã có một ấm trà thơm ngon.
  • Lưu ý: Không nên uống quá nhiều trà hay nhân trần hằng ngày. Chúng có tác dụng lợi tiểu, có khả năng đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Ngoài ra, không nên uống trà quá đặc, không sử dụng lúc đói hoặc sau 17h chiều bởi có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

Một số loại nước uống khác

Các loại rau như diếp cá, rau má đều có thể dùng làm nước uống. Đây đều là những loại rau có tính hàn, có tác dụng làm mát cơ thể và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, phù hợp với những người thường xuyên bị nhiệt miệng.

Cách thực hiện: Sử dụng một lượng rau má hoặc rau diếp cá đã rửa sạch, xay và lọc lấy nước để uống. Nên duy trì mỗi ngày một ly nước nguyên chất để nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng bột sắn dây pha với nước nóng trong việc điều trị nhiệt miệng. Nước sắn dây vị ngọt nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. 

Bổ sung thêm nước sắn dây
Bổ sung thêm nước sắn dây

Tất nhiên, đây không phải là toàn bộ đáp án cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì mát, nhanh khỏi nhiệt miệng. Có rất nhiều loại đồ uống có tính mát, giúp thanh nhiệt mà bạn có thể bổ sung hằng ngày bên cạnh những thức uống kể trên.

Xem ngay: Hướng Dẫn 2 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Muối Hiệu Quả Tại Nhà

Nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Khi bị nhiệt miệng, bên cạnh việc uống gì thì việc bổ sung các thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể thêm vào thực đơn hằng ngày những nhóm thực phẩm sau để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và hơn hết là hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Các món canh thanh đạm

Có rất nhiều món canh khác nhau tùy theo sức sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, hãy thường xuyên bổ sung vào thực đơn gia đình những món canh thanh đạm được chế biến từ rau ngót, cải xôi, bí xanh, khổ qua, mồng tơi…. Đồng thời có thể kết hợp chế biến với thịt nạc để món ăn trở nên ngon và nhiều dưỡng chất hơn.

Các loại thịt trắng

Các loại thịt trắng nên được ưu tiên sử dụng cho người bị nhiệt miệng bao gồm: Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan và thịt lợn nạc…. Nên chế biến các món thịt thành những món thanh đạm, dễ ăn, hạn chế cho nhiều cay cũng như nhiều dầu mỡ.

Rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu đối với những người bị nhiệt miệng. Bạn có thể bổ sung các loại rau xanh hằng ngày: Rau cải, rau muống, rau hẹ, diếp cá, rau ngót…. và chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau cho gia đình.

Nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh
Nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh

Hoa quả, trái cây tươi

Bên cạnh uống nước ép trái cây hằng ngày thì cũng đừng quên bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây có tính mát như cam, táo, lê, đu đủ… trong những bữa ăn chính và cả những bữa ăn phụ. Trái cây là nguồn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.

Sữa chua 

Sữa chua được lên men tự nhiên, có chứa hàm lượng protein cao, đặc biệt là cung cấp lợi khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng thêm sữa tươi và các chế phẩm từ sữa hằng ngày để bổ sung cho cơ thể protein và năng lượng.

Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể sử dụng thêm các loại hạt dinh dưỡng, bánh mì. Đồng thời, đừng quên bổ sung các loại chè như chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè hạt sen, long nhãn… để có thể làm mát cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.

Những lưu ý trong quá trình ăn uống khi bị nhiệt miệng

Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, nguyên nhân chính có thể là do chế độ ăn uống cũng như vệ sinh hằng ngày. Do vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại đồ uống, thức ăn như trên thì cần phải thay đổi những thói quen ăn uống hằng ngày để hạn chế tối đa tình trạng nhiệt miệng, cụ thể như: 

  • Hạn chế thực phẩm có vị cay nóng, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các món quá khô, quá cứng có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng gây ra nhiệt miệng.
  • Những thực phẩm có tính axit cao trong trái cây như: Chanh, bưởi, khế chua… rất dễ làm tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn. Vì vậy, những ai đang bị nhiệt miệng thì không nên dùng các thực phẩm này.
Những lưu ý trong quá trình ăn uống khi bị nhiệt miệng
Những lưu ý trong quá trình ăn uống khi bị nhiệt miệng
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas…. để các vết nhiệt miệng sẽ nhanh lành lại. Đồng thời, cơ thể không bị nóng trong, hạn chế nhiệt miệng.
  • Tránh ăn các loại mắm như mắm ruốc, mắm nêm, mắm tôm hay nước mắm… Bởi vì các vết loét nhiệt miệng khi tiếp xúc với các loại mắm này sẽ gây ra cảm giác đau rát và dễ bị nhiễm trùng.
  • Không ăn quá nhiều bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường vì dễ gây sâu răng cũng như tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng, gây nên tình trạng nhiệt miệng.

Ngoài việc ăn uống hợp lý, bạn cũng nên xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng:

  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày bằng cách đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần. Nên dùng kem đánh răng có chứa flour và canxi để răng được sáng đều và chắc khỏe.
  • Sau mỗi bữa ăn không nên dùng tăm mà thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa hoặc nước muối sinh lý để làm sạch mảng bám, thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe và phòng tránh sự tác động của vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị bệnh bằng mẹo tại nhà như chữa nhiệt miệng bằng cà tím, hay chữa nhiệt miệng bằng mật ong,…

Nhiệt miệng là bệnh lý không nguy hiểm nhưng nên được điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người biết được bị nhiệt miệng uống gì và nên bổ sung những gì để hỗ trợ chữa trị hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thay đổi chế độ sinh hoạt và vệ sinh răng miệng thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng tìm hiểu: Thực Hư Hiệu Quả Của Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?
Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?

Đắng miệng hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải và gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy miệng đắng và hôi...

Top 4 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Của Nhật Được Tin Dùng Nhất
Top 4 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Của Nhật Được Tin Dùng Nhất

Thuốc trị nhiệt miệng của Nhật được nhiều người đánh giá cao bởi tính hiệu quả, an toàn, hạn chế tác dụng phụ. Hiện nay,...

Thuốc Nhiệt Miệng Netsu - Thanh Nhiệt, Giảm Đau Hiệu Quả
Thuốc Nhiệt Miệng Netsu – Thanh Nhiệt, Giảm Đau Hiệu Quả

Nếu như các sản phẩm thoa ngoài như thuốc bôi nhiệt miệng Zytee Rb giúp giảm đau nhanh thì dạng viên uống Netsu lại giúp...

Gợi Ý 3 Cách Sử Dụng Rau Má Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà
Top 3 Cách Sử Dụng Rau Má Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà

Thực tế, nhiệt miệng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, đau nhức và cản trở việc ăn uống,...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo