Hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng thường gặp hiện nay trong cuộc sống được xác định bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những người gặp mùi hôi ở miệng do tạm thời thì không gặp vấn đề đáng ngại bởi chúng sẽ tự hết sau một thời gian, Nhưng với người bị do biểu hiện bệnh lý lại cần có sự can thiệp chuyên khoa hơn.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng mà hơi thở ra từ trong miệng con người có mùi rất khó chịu, mùi gây, mùi giống như phân, thậm chí là mùi như cá ươn. Tình trạng này gặp ở rất nhiều người từ trẻ nhỏ, người lớn tuổi, cả nam cả nữ. Bệnh có thể được phân chia thành hai loại là hôi miệng do bệnh lý và hôi miệng tạm thời.

Hôi miệng là tình trạng mà người Việt Nam rất hay mắc phải
Hôi miệng là tình trạng mà người Việt Nam rất hay mắc phải

Hôi miệng bệnh lý là tình trạng mà người bệnh đang mắc phải một căn bệnh nào đó trong khoang miệng, đường hô hấp hoặc biến chứng từ bệnh khác và nhiều nguyên nhân khác. Còn hôi miệng tạm thời là trường hợp thường gặp nhất do một vài tác động tử việc ăn uống, sử dụng thuốc, ăn keto bị hôi miệng,… hoàn toàn có thể tự hết được.

Hôi miệng có thể không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của con người nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và mọi hoạt động giao tiếp hằng ngày. Chắc chắn sẽ không ai muốn nói chuyện với một người mà họ lại bị hôi miệng, cảm giác vôc ùng khó chịu và không thoải mái.

Cũng chính điều này mà những người bị mùi hôi ở khoang miệng đặt biệt là người trưởng thành sẽ mất rất nhiều cơ hội để thăng tiến, sự nghiệp và phát triển trong tương lai.

Những người đang gặp tình trạng nếu chỉ ở mức tạm thời thì không đáng lo ngại. Nhưng những ai triệu chứng của bệnh cứ kéo dài, còn thấy nặng hơn, không khỏi, cần đến ngay những cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày
Hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hôi miệng

Theo những báo cáo nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cò mùi hôi ở miệng. Chủ yếu là từ bệnh lý răng miệng mà họ đang mắc phải và thói quen sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống đang thật sự không khoa học. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là cách để có hướng điều trị tốt nhất trong cuộc sống hiện nay.

Nguyên nhân bệnh lý

Đầu tiên và cũng thường gặp nhất dẫn đến tình trạng miệng có mùi hôi là nhóm nguyên nhân bệnh lý. Trong khoang miệng bao gồm vả răng cả nướu và lợi xuất phát bệnh nào đó. Tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí gram âm hoạt động mạnh mẽ hơn sản sinh ra các chất sulphur khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Những loại vi khuẩn này xuất hiện và ứ đọng trong khoang miệng, các túi nha chu và kẽ răng. Biến chứng nguy hiểm nhất ngoài hôi miệng chính là sâu răng, bào mòn men răng gây tình trạng răng ê buốt. Cụ thể một số căn bệnh nha chu dẫn đến tình trạng này nhiều nhất phải kể đến như:

  • Viêm lợi:

Viêm lợi hay viêm nướu được xem là nguyên nhân bệnh lý chính hình thành nên tình trạng miệng hôi khó chịu và chúng thường xuất hiện nhất ở người trưởng thành. Bệnh viêm lợi phát triển tương đối phức tạp, khó để điều trị cụ thể và còn dễ tái phát sau đó. Đặc biệt khi bị xác định viêm lợi lại cần cần điều trị nhanh và dứt điểm nếu không tình trạng miệng có mùi hôi lại càng nặng nề và diễn biến phức tạp hơn, rất có thể bệnh sẽ phát triển thành viêm nha chu nặng.

Viêm lợi cũng là nguyên nhân gây mùi ở hơi thở
Viêm lợi cũng là nguyên nhân gây mùi ở hơi thở

  • Sâu răng, viêm tủy răng:

Nguyên nhân bị hôi miệng tiếp theo chắc chắn không thể không kể đến là sâu răng dẫn tới viêm tủy răng. Người bệnh khi gặp trường này không chỉ thấy có hơi có mùi mà còn kèm theo tình trạng đau nhức và buốt răng. Răng sâu dẫn đến viêm tủy và tình trạng vi khuẩn xâm nhập phá vỡ men răng, đi thẳng vào tủy, ăn mòn và đục rỗng răng. Hậu quả nặng nề nhất khi bị sâu răng, viêm tủy chính là mất răng vĩnh viễn.

  • Ung thư và rối loạn chuyển hóa:

Một thống kê từ các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khoảng 10% những đối tượng bị mùi hôi hơi thở nguyên nhân do bệnh lý ung thư và các rối loạn do chuyển hóa chất trong cơ thể. Các tế bào tự do di căn đến nhiều vị trí khác tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí gram âm sinh sôi phát triển, làm tổ và gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh lý ung thư miệng, ung thư vòm họng, các bệnh lý về đường hô hấp.

  • Bệnh lý tai – mũi – họng:

Tai – mũi – họng vồn là ba cơ quan tiếp giáp nhau, cùng chung đường thông giống nhau. Cho nên hầu hết những người bị một trong các bệnh lý về tai – mũi – họng thì rất có thể sẽ xuất hiện biến chứng ở bộ phận còn lại. Đồng thời những người này còn thường gặp phải tình trạng hơi thở có mùi khó chịu tùy theo từng cấp độ nhẹ đến nặng.

Các bệnh lý điển hình như nhiễm trùng xoang, bệnh về đường hô hấp dưới hoặc viêm loét niêm mạc hô hấp. Hay các dị tật bẩm sinh về khoang miệng như hở hàm ếch,… cũng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây miệng hôi chính hiện nay.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên đây trên thì hôi miệng còn là biến chứng của bệnh tiểu đường bệnh lý về gan, thận. Lý do là bởi sự tăng cao lượng đường quá mức, quá trình phân hủy mỡ thừa trong cơ thể,…

Các bệnh lý tai mũi họng được đánh là nguyên nhân gián tiếp
Các bệnh lý tai mũi họng được đánh là nguyên nhân gián tiếp

Hôi miệng nguyên nhân chủ quan

Tiếp theo là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng do chính bản thân chúng ta từ những thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày. Trong nhóm nguyên nhân này được phân thành hai nhóm nhỏ là nguyên nhân do hôi miệng tạm thời và nguyên nhân đến từ miệng. Cụ thể các thông tin như sau:

Tình trạng hôi miệng tạm thời

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc hôi miệng tạm thời. Về cơ bản thì chúng sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe con người.

  • Khi chúng ta sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu bia thuốc lá các loại đồ ăn có hàm lượng protein trong đó thấp, lượng đường lại cao,… Chúng đều là nguyên nhân hình thành nên hợp chất sulphur gây hôi miệng.
  • Hành, tỏi là những gia vị có lượng chất chất sulphur rất lớn. Chúng không chỉ đi vào khoang miệng, lưu giữ ở đây mà còn tiến thẳng vào đường ruột, trong máu sau đó mới được giải phóng và bốc hơi ra ngoài.
  • Hút thuốc lá có là thể nguyên nhân hôi miệng ở nam giới. Thành phần nicotin trong thuốc lá không chỉ đi vào phổi mà còn phá hoại các men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hơi thở khi hút thuốc không chỉ khó chịu mà nồng, gay như mùi thuốc lá.
  • Hôi miệng vào buổi sáng: Đa phần mọi người sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy hơi thở có mùi rất hôi và khó chịu. Thực chất điều này là hoàn toàn, bởi vì sau một đêm, miệng bị khô và tù động, lượng nước bọt chưa được thay đổi nên sẽ có thể thấy hơi thở có mùi rất rõ ràng.

Những nguyên nhân trong miệng

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì vẫn còn một số những lý do khiến nhiều người gặp tình trạng hơi thở có mùi. Chúng chủ yếu xuất phát từ chính những thói quen ăn uống và chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày của con người. Chi tiết các thông tin như sau:

  • Đồ ăn và thức uống:

Trong thức ăn và các loại nước uống có rất nhiều thành phần khác nhau, có thể chung sẽ tốt cho sức khỏe nhưng cũng loại trừ khả năng gây mùi hôi cho khoang miệng. Thêm vào đó việc nhồi nhét nhiều loại thức ăn cùng một lúc cũng là cơ chế hình thành nên bệnh. Ngoài ra thói quen uống cà phê và chế độ ăn uống nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào răng, bào mòn men răng rất nhanh.

Thường xuyên uống cà phê cũng gây mùi
Thường xuyên uống cà phê cũng gây mùi

  • Sử dụng nhiều thuốc không khoa học:

Thuốc Tây vốn có rất nhiều những tác dụng tốt trong quá trình chữa bệnh, nhưng cũng không thiếu những tác dụng phụ có thể gặp phải. Theo đó, việc dùng những loại thuốc nhiều thành phần như: Chloral hydrate, amphetamine, disulfiram, phenothiazine, nitrate và nitrite,…là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi miệng.

  • Vệ sinh răng miệng kém:

Thói quen vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng rất nhiều không chỉ đến mùi trong khoang miệng mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý nha chu khác nữa. Sau các bữa ăn, thức ăn sẽ bị dắt dù ít dù nhiều ở các kẽ răng. Chúng ta cần dùng chỉ nha khoa để lấy hết những thức ăn thừa này ra ngoài, sau đó vệ sinh răng miệng hai lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Việc không đánh răng thường xuyên, các thức ăn ở kẽ răng sẽ sinh sôi và phát triển thành vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng xâm nhập và phá hủy cấu trúc răng. Không đánh răng thường xuyên cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng hiện nay.

  • Không lấy cao răng thường xuyên:

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám ở răng sau một thời gian dài. Những bác sĩ nha khoa khuyến cáo chúng ta cần lấy cao răng định kỳ 3 tháng/ lần để đảm bảo chất lượng răng miệng hoạt động tốt nhất. Việc không lấy cao răng có thể là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn phát triển, hình thành nên hợp chất sulphur bay hơi trong khoang miệng và gây mùi.

  • Khô miệng do chu kỳ thay thế bào:

Thông thường sau từ 2 – 4 ngày, các tế bào trong khoang miệng sẽ được thay thế. Thế nhưng một vài trường hợp chu kỳ này được giảm xuống rất ngắn chỉ còn khoảng 6 – 8 tiếng đã thay một lần. Khi đó, lượng nước trong cơ thể chưa được bổ sung một cách phù hợp nhất sẽ dẫn đến tình trạng miệng khô, thiếu nước.

Nước bọt không đủ tiết ra để loại bỏ những tế bào hôi trong khoang miệng. Chúng lại được lưu giữ ở bên trong miệng gây nên hôi miệng.

  • Hội chứng mùi cá ươn:

Những đối tượng có cảm giác miệng hôi mùi cá ươn là do họ đang gặp một bệnh lý nha khoa khá hiếm gặp. Những người mắc tình trạng này sẽ thấy mùi trong miệng mình rất giống mùi cá ươn. Nguyên nhân là do cơ thể bị mất khả năng tự phân hủy hợp chất trimethylaminuria tồn tại trong thức ăn.

Khi đó, lượng trimethylaminuria tích tụ lại ở trong cơ thể giải phóng ra bên ngoài bằng nước tiểu, mồ hôi và hơi thở con người. Khi bị mắc bệnh chỉ cần xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ thấy những chỉ số tăng cao bất ngờ.

Nhiều người gặp hội chứng mùi cá ươn.
Nhiều người gặp hội chứng mùi cá ươn

Cách điều trị bệnh hôi miệng an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Theo thống kê của hội răng hàm mặt tại Việt Nam, 45% dân số đều từng bị mắc tình trạng hôi miệng. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra mà sẽ có một phương pháp chữa trị chuyên nghiệp và cụ thể nhất. Dưới đây bài viết sẽ tổng hợp 3 cách chữa bệnh bao gồm Đông y, Tây y và các mẹo dân gian tại nhà. Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng biệt áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.

Hôi miệng dùng thuốc gì là tốt nhất

Hiện nay có nhiều loại thuốc chuyên dùng để điều trị chứng hôi miệng rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng. Ưu điểm của cách chữa này chính là tiện lợi, thuốc dùng được luôn không mất quá nhiều thời gian để sắc thuốc, hiệu quả nhanh thấy được rõ ràng.

Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tránh xuất hiện tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay nhận được nhiều đánh giá của người dùng:

  • Thuốc trị hôi miệng Breath Pearls: Breath Pearls là một loại thuốc trị hôi miệng từ Úc chứa những thành phần chính là tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạt mùi tây dùng được cho nhiều đối tượng. Mùi vị của thuốc tự nhiên, dễ uống, không mất vị giác. Thuốc có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, củng cố lợi và giúp răng trắng sáng tự nhiên.
  • Thuốc trị hôi miệng Detoxic: Là một sản phẩm thuốc trị chứng hôi miệng có nguồn gốc từ Châu u. Thành phần chính của thuốc đều từ thiên nhiên với cỏ đinh hương, cỏ thi, cỏ centaury,.. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, hỗ trợ quá trình và giúp tăng hương thơm mát cho hơi thở,..
  • Thuốc trị hôi miệng Komil: Thành phần chính của thuốc Komil phần lớn là những dược liệu Đông y như bạch chỉ, bạch thiên, giảo cổ lam, linh chi, thanh mộc hương,… Tác dụng chính là hỗ trợ cải thiện chứng hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng, viêm tuyến nước bọt,…
  • Thuốc Chlorhexidine: Đây là một loại hóa chất có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn trong khoang miệng rất hiệu quả. Thuốc có hai dạng thuốc uống và thuốc để súc miệng.
  • Viên ngậm Cetylpyridinium chloride (CPC): Đây là loại thuốc chống hôi miệng dược bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân nhiều nhất hiện nay, Thuốc tiện dụng chỉ cần để ngậm tan trong miệng là được.
  • Ngoài những loại thuốc chuyên dụng dùng để điều trị bệnh thì những người bị hôi miệng còn được kê đơn thêm một số loại nước súc miệng hằng ngày. Trong đó phải kể đến như nước súc miệng diệt khuẩn Kin Gingival Mouthwash, Nuskin AP24.
Thuốc Tây nhanh chóng cải thiện tình trạng này
Thuốc Tây nhanh chóng cải thiện tình trạng này

Đông y giảm mùi hôi hơi thở rất hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây chuyên dụng thì những bài thuốc Đông y cũng được những người gặp tình trạng mùi hôi khó chịu áp dụng. Hình thức chữa bệnh này đặc biệt an toàn cho mọi người.

Thành phần chính của các bài thuốc là thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính, áp dụng được cho mọi đối tượng mà không gây tác dụng phụ. Một nhược điểm của chữa hôi miệng bằng Đông y chính là bạn sẽ mất thời gian trong việc sắc thuốc. Đồng thời bạn sẽ không thể thấy hiệu quả ngay lập tức mà thuốc cần có thời gian để hấp thụ.

Một số những bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu như sau:

  • Bài thuốc 1: Thành phần bài thuốc gồm cam thảo dây, đinh hương, xuyên khung, tế tân, quế tâm. Các thành phần trên tán thành bột mịn trộn cùng mật ong nguyên chất và vê thành từng viên nhỏ. Mỗi tối trước khi ngủ thuốc khoảng 2 – 3 viên nhỏ.
  • Bài thuốc 2: Cam thảo, quất bì, tế tân, quế tâm. Thảo dược mỗi loại 50g tán thành bột mịn rồi trộn lại vê thành viên nhỏ như hạt đậu. Mỗi ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Bài thuốc 3: Thạch cao, bán hạ chế, mạch môn, nhân sâm. gạo, trúc diệp, gạo. Thảo dược thuốc cần được rửa sạch trước khi sử dụng cho vào ấm cùng 3 bát nước và sắc còn 1 bát thì dừng lại và chắt ra để uống khi còn ấm. Mỗi thang sắc làm 3 lần để uống trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Những vị thuốc cần có gồm sinh địa, đơn bì, thăng ma, hoàng liên, quy thân, sinh địa. Thuốc rửa sạch rồi cho vào nồi sắc trên lửa nhỏ. Mỗi thang như thế sắc thuốc làm 2 lần để uống trong ngày.
Thuốc Đông y trị hôi miệng hiệu quả, an toàn
Thuốc Đông y trị hôi miệng hiệu quả, an toàn

Điều trị hôi miệng bằng những bài thuốc dân gian

Bên cạnh hai phương pháp điều trị chuyên nghiệp ở trên, bạn cũng có thể ứng dụng cách chữa bằng mẹo dân gian ngay dưới đây. Hình thức này rất để để thực hiện, nguyên liệu đều ở trong cuộc sống chúng ta dễ tìm, dễ điều chế.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý mẹo dân gian chỉ có tác dụng chữa cho những ai bị nhẹ. Những đối tượng bị hôi miệng do nguyên nhân nhân bệnh lý, những mẹo này có thể chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, giảm mùi hôi khó chịu chứ không thay thế những phương chữa bệnh chuyên nghiệp khác.

Một số mẹo cải thiện chứng mùi hôi ở miệng được nhiều người áp dụng như sau:

  • Dùng gừng để trị hôi miệng hiệu quả:

Gừng là một loại thảo dược rất quan trọng trong Đông y còn được gọi là sinh khương. Trong gừng có nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giúp giữ hơi thở luôn thơm tho, sạch sẽ. Dùng gừng trong thời gian dài còn giúp phòng tránh bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.

Mỗi ngày bạn chỉ cần uống một tách trà cùng 2 – 3 lát gừng. Hoặc đun nước gừng để súc miệng vào mỗi sáng hằng ngày. Kiên trì áp dụng trong 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

  • Nước cốt chanh:

Trong chanh có nhiều axit có tính kháng khuẩn, phá hủy môi trường sống của chúng trong răng miệng, lợi. Ngoài ra sử dụng chanh đúng cách còn giúp trắng răng và giữ hơi thở thơm mát. Hằng ngày bạn dùng nước súc miệng muối cùng nước cốt chanh để cải thiện tình trạng bệnh. Lưu ý súc miệng trực tiếp bằng nước cốt chanh mà nên pha loãng. Bởi tính axit của chanh có thể ăn mòn men răng.

  • Cách trị hôi miệng bằng lá bạc hà tươi:

Lá bạc hà rất tốt trong việc sát khuẩn, chữa hôi miệng rất tốt. Cộng thêm với đó, bạc hà còn có tính mát, mùi hương dịu nhẹ giúp cho người dùng có một hơi thở thơm tho, sạch sẽ nhất. Mỗi ngày bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà trong miệng để lá tiết tinh dầu và thấm đều vào khoang miệng. Nếu không thể ăn thì có thể ép nước cốt từ lá bạc hà và súc miệng hằng ngày.

Lá bạc hà tươi có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm, trị hôi miệng
Lá bạc hà tươi có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm, trị hôi miệng

Hướng dẫn cách phòng tránh hơi thở có mùi

Hôi miệng là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các hoạt động giao tiếp hằng ngày. Do đó, cách tốt nhất, chúng ta nên phòng tránh bằng một số những biện pháp nhất định vừa tốt cho sức khỏe răng miệng lại vừa có một hơi thở thơm mát, sạch sẽ nhất.

  • Sau mỗi bữa ăn chúng ta nên đánh răng sạch sẽ bằng những loại bàn chải chuyên dụng, lông mềm. Đánh 2 lần/ ngày được xem là tốt nhất, cũng không nên đánh quá nhiều vì có thể gây hại đến men răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch những loại thức ăn thừa dính lại ở kẽ răng. Hành động này sẽ giúp vi khuẩn không có cơ hội để phát triển trong môi trường răng miệng.
  • Chải lưỡi thường xuyên. Lưỡi là một nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, bởi thức ăn nước uống sẽ tạo thành những bựa lưỡi mà mắt thường chúng ta không quan sát được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng lưỡi có màu trắng thì lúc đó vi khuẩn đã tấn công và phát triển mạnh. Do đó việc chải lưỡi thường xuyên là cực kỳ quan trọng.
  • Với những ai đang thực hiện đeo niềng răng, hay sử dụng hàm giả cần thường xuyên vệ sinh kỹ càng sạch sẽ bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 – 2.5 lít để tránh tình trạng khô miệng. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không được để hỗ trợ quá trình sản xuất nước bọt nhiều hơn. Với những ai bị khô miệng do bệnh lý cần đến những cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, cà phê nước ngọt nước uống có gas, dùng thuốc tây bừa bãi,… Chúng đều không tốt cho chính sức khỏe con người chứ không riêng gì răng miệng.
  • Chúng ta nên đến nha khoa để lấy cao răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Cao răng nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng và nhiều lý về răng miệng khác.

Trên đây là những thông tin chung nhất về hiện tượng hôi miệng mà nhiều người có thể gặp phải hiện nay. Những ai đang gặp phải tình trạng này nên có hướng điều trị tốt nhất để giúp giữ hơi thở thơm tho, sạch sẽ nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo