Nấm Miệng

Nấm miệng là bệnh lý do nhiễm trùng nấm men trong khoang miệng gây ra các vết sưng trắng hoặc vàng. Tình trạng này phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi, còn được gọi là candida miệng hay tưa miệng. Bệnh được đánh giá là dạng nhiễm trùng nhẹ, hiếm gây vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy phức tạp.

Bệnh nấm miệng là loại bệnh như thế nào?

Bệnh nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng bao gồm lưỡi, họng hoặc thực quản bị nấm candida xâm nhiễm biểu thị với những mảng bợn trắng bám dai và chắc. Thông thường, ở những người có hệ miễn dịch kém hoặc đồng mắc các bệnh nội khoa có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn người bình thường.

Khi bị nấm miệng, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, giảm khả năng ngon miệng và gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn. Chính vì vậy, cơ thể dễ trở nên suy nhược, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.

Bệnh nấm miệng do nấm candida gây nên
Bệnh nấm miệng do nấm candida gây nên

Dấu hiệu khi bị nấm miệng

Khi mới bắt đầu khởi phát bệnh, có thể người bệnh sẽ rất ít gặp các triệu chứng của bệnh, thậm chí là không có bất cứ biểu hiện nào của nấm lưỡi. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, khi tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn, một hoặc cùng lúc nhiều triệu chứng sau đây có thể tác động đến bệnh nhân:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng kem trắng ngà vàng giống phô mai bên trong niêm mạc má, nướu, lưỡi, amidan hoặc môi.
  • Rớm máu ở vết sưng khi bị cọ xát, chải răng hoặc cạo vùng màu trắng.
  • Luôn cảm thấy đau nhức, tê rát hoặc nóng râm ran trong miệng, gây mất cảm giác khi ăn hoặc nhai nuốt.
  • Miệng trở nên khô hơn bình thường, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Da khu vực quanh miệng, khóe miệng khô, nứt nẻ.
  • Trong miệng xuất hiện mùi khó chịu, hơi thở hôi.
  • Giảm vị giác hoặc mất hẳn vị giác.

Đối với trẻ nhỏ, nấm miệng cũng gây ra khó khăn khi bú, khiến bé quấy khóc, bỏ ăn. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, bị nấm miệng ở trẻ có thể ảnh hưởng đến thực quản gây ra các triệu chứng như khó khăn khi nuốt, luôn cảm giác thức ăn mắc kẹt lại khu vực cổ họng.Thậm chí là sốt khi thực quản bị nhiễm trùng.

Trẻ bị nấm miệng thường xuyên quấy khóc, khó khăn khi nuốt dẫn đến bỏ bú
Trẻ bị nấm miệng thường xuyên quấy khóc, khó khăn khi nuốt dẫn đến bỏ bú

Ngoài ra, khi bé bị nấm miệng bú mẹ trực tiếp có thể truyền sang núm vú với những triệu chứng bao gồm:

  • Núm vú chuyển sang màu đỏ, trở nên nhạy cảm, nứt hoặc ngứa.
  • Da trên quầng vú thay đổi: Trơn bóng hoặc bong tróc.
  • Đau đầu vú trong mỗi lần cho con bú.

Mặc dù nấm miệng là bệnh không gây nhiều nguy hiểm trầm trọng và có thể dễ dàng loại bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân không quan tâm tới hoặc chủ quan với bệnh, nấm miệng cũng có thể làm nhiễm trùng xâm nhập trực tiếp vào máu và lan sang các cơ quan tim, não, mắt,…

Hiện tượng này được gọi là candida xâm lấn hệ thống. Đối với những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, bệnh có thể gây ra tử vong vì shock nhiễm trùng và nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh nấm miệng

Đối với hệ thống miễn dịch của người bình vi sinh vật có lợi trong cơ thể sẽ duy trì cân bằng, đẩy lùi các tác nhân xâm lấn có hại như virus, vi khuẩn và nấm. Từ đó điều hòa cân đối giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể.

Bệnh nấm miệng và các chứng liên quan đến nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Cụ thể, với những bệnh nhân gặp phải các tình trạng sau dễ bị nhiễm nấm miệng hơn hết

  • HIV/AIDS: Hội chứng gây suy giảm miễn dịch và đề kháng HIV gây ra những thiệt hại lớn cho sức đề kháng. Chúng phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho người bệnh dễ bị mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể sẽ có cơ chế chống lại. HIV/AIDS chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát tác của nấm miệng.
  • Ung thư: Đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình xạ trị hóa chất, cơ thể suy giảm miễn dịch chính là tác nhân khiến nguy cơ nhiễm trùng nấm candida tăng cao hơn so với người bình thường.
  • Tiểu đường: Người bệnh tiểu đường khi không điều trị hoặc không kiểm soát tốt sẽ khiến lượng nước bọt trong miệng chứa hàm lượng đường lớn, nơi thuận lợi để nấm Candida sinh sôi và phát triển gây ra bệnh.
  • Nhiễm trùng nấm men ở âm đạo: Khi âm đạo ở phụ nữ bị nấm đặc biệt là trong quá trình mang thai sẽ dễ lây bệnh cho bé khi chào đời bằng phương pháp sinh thường. Điều này là nguyên nhân nhiều trẻ sơ sinh bị nấm miệng.

Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân khác trong đó bao gồm:

  • Người bệnh sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài, làm suy yếu khả năng miễn dịch tự nhiên.
  • Sử dụng thuốc chứa corticosteroid trong điều trị bệnh hen suyễn;
  • Dùng răng giả, hàm giả không phù hợp và kém vệ sinh;
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc sai phương pháp;
  • Người bị chứng khô miệng, nước bọt tiết ít;
  • Người nghiện thuốc;
  • Bị thiếu máu.
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nấm miệng ở người lớn
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nấm miệng ở người lớn

Bị nấm miệng có lây không? ( Nếu có) Con đường lây nhiễm là gì?

Người bị nấm miệng có lây nhiễm cho người khác không là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời là có. Bệnh có thể lây truyền tác nhân là nấm cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, ví dụ như hôn, đánh chung bàn chải đánh răng,… Thêm vào đó, nấm candida làm nhiễm trùng nấm men không chỉ ở miệng mà còn ở các bộ phận cơ thể khác. Vì thế con đường lây nhiễm của loại bệnh này cũng vô cùng đa dạng.

Các bệnh liên quan tới nấm như nấm miệng, nấm âm đạo, hay nấm men dương vật còn có thể lây truyền khi quan hệ tình dục. Ở phụ nữ có thể lây cho con trong quá trình sinh nở. Ngược lại, bé bị nấm miệng cũng có thể truyền vi khuẩn gây hại cho mẹ trong khi bú sữa.

Thêm vào đó, loại nấm miệng gây bệnh rất phổ biến trong môi trường đặc biệt là khí hậu ẩm nóng. Vì thế nếu người bệnh bị nấm miệng thì không hẳn chính xác là do lây lan từ người xung quanh.

Xem thêm:

Các biện pháp trị bệnh nấm miệng an toàn hiệu quả

Bệnh nấm miệng là bệnh rất dễ điều trị nếu biết chính xác được tác nhân gây hại. Vì thế nếu nghi ngờ bản thân đang nhiễm nấm candida trong khoang miệng thì hãy tới cơ sở y tế để được phát hiện và chữa trị nhanh chóng. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh nấm miệng an toàn và hiệu quả người bệnh có thể tham khảo.

Sử dụng Tây y

Bệnh nấm miệng thường có thể được chữa trị thành công và nhanh chóng bằng các loại thuốc kháng nấm được kê đơn bởi bác sĩ điều trị. Các loại thuốc này thường được điều chế ở dạng gel hoặc dạng lỏng để bôi trực tiếp vào khu vực nấm trong miệng như lưỡi, họng, má trong,… Ngoài ra cũng có thuốc dưới dạng viên nén hoặc viên nang.

  • Đối với thuốc dạng bôi: Người bệnh cần phải sử dụng đều đặn một vài lần trong ngày, và điều trị trong khoảng từ 7 đến 14 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
  • Đối với thuốc viên nén hoặc viên nang: Thường được chỉ định dùng một lần trong ngày.

Ưu điểm của các loại thuốc trên là thường ít có tác dụng phụ, một số có thể sẽ gây triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy nhưng nhanh chóng kết thúc sau đó.

Ngoài ra, ở một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây ra nhiễm nấm của bệnh nhân, cụ thể:

  • Nếu thuốc kháng sinh hoặc corticoid là nguyên nhân gây ra nấm miệng thì bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc phù hợp hoặc giảm liều lượng chỉ định.
  • Nếu bệnh nhiễm nấm candida là một triệu chứng của các vấn đề bệnh lý cơ thể khác, bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị người bệnh làm việc với phụ trách y khoa chuyên môn về bệnh lý đó để điều trị các vấn đề tiềm ẩn.

Mẹo dân gian trị nấm miệng nhanh chóng an toàn

Có nhiều phương pháp dân gian được truyền tai nhau để điều trị bệnh nấm miệng đã được áp dụng và thành công. Trong số đó có các mẹo hữu ích dưới đây:

Dùng sữa chua không đường:

Sữa chua không đường tốt cho việc phòng ngừa nấm miệng
Sữa chua không đường tốt cho việc phòng ngừa nấm miệng

Mặc dù sữa chua không có tác dụng tiêu diệt nấm Candida,tuy nhiên đây vẫn là phương pháp thường được dùng để chữa nấm miệng. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn phong phú. Chính vì thế, khi ăn sữa chua, hệ vi sinh vật có lợi trong khoang miệng sẽ được thiết lập lại cân bằng. Khi đó, sự gia tăng phát triển của nấm bị kìm hãm lại và bị loại bỏ dần dẫn đến giảm khả năng gây bệnh.

Súc miệng nước chanh ấm:

Trong trái chanh tươi có chứa các chất có khả năng sát khuẩn, diệt được một số loại hại khuẩn và nấm. Nghiên cứu trên đối tượng bị HIV còn cho thấy nước chanh cho hiệu quả tốt hơn thuốc tím gentian trong việc điều trị nấm miệng. Lưu ý khi sử dụng chanh không nên bôi trực tiếp lên vùng có vết thương hở trong miệng. Do chanh có chứa lượng acid cao sẽ dễ gây xót và kích ứng cho người bệnh.

Dùng bột nghệ và tiêu đen:

Trong tinh bột nghệ có chứa curcumin, một hoạt chất kháng nấm, chống viêm hiệu quả cao được dân gian tin dùng. Khi kết hợp dùng cùng tiêu đen sẽ làm hiệu quả kháng nấm của nghệ tăng lên nhiều lần. Lý do bởi tiêu đen làm tăng khả năng hấp thu nghệ.

Người bệnh chỉ cần đun dung dịch chứa nghệ và tiêu đen nóng lên, sau đó bôi trực tiếp lên bề mặt khu vực bị nấm đề trị bệnh. Cách làm này còn được thực hiện cho cả những người bị tưa miệng, tưa lưỡi hiệu quả.

Bộ đôi "hoàn hảo" nghệ và tiêu trị nấm hiệu quả
Bộ đôi “hoàn hảo” nghệ và tiêu trị nấm hiệu quả

Cách phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh nấm

Bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh các biện pháp khắc phục tại nhà bằng cách thay đổi lối sinh hoạt. Dưới đây là một vài lời khuyên bổ ích, người bệnh có thể áp dụng để phòng và giảm bệnh nấm miệng:

  • Thực hiện thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng bằng bàn chải mềm và phù hợp để tránh làm xây xát vết sưng do nấm miệng. Chải răng 2 lần một ngày sáng và tối kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng.
  • Hãy thay thế bàn chải đánh răng khác sau khi hoàn thành điều trị nấm để tránh tái nhiễm.
  • Người bệnh không nên lạm dụng các dạng nước súc miệng hoặc thuốc xịt nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc nha sĩ.
  • Thăm khám định kỳ tại phòng khám nha khoa thường xuyên. Đặc biệt là trong trường hợp có bệnh đái tháo đường hoặc đeo răng giả.
  • Hạn chế tối đa có thể lượng đường và các chất men có chứa trong đồ ăn hàng ngày.
  • Bỏ thuốc lá triệt để.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng cung cấp cho bạn kiến thức tổng quát nhất về bệnh nấm miệng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn định hướng phòng bệnh cũng như điều trị bệnh hiệu quả và đúng cách.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo