Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?

Đắng miệng hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải và gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy miệng đắng và hôi là bệnh gì, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

Giải đáp miệng đắng và hôi là bệnh gì?

Đắng miệng hôi miệng là bệnh gì đang là thắc mắc của rất nhiều người. Được biết đây là tình trạng người bệnh cảm thấy trong miệng có vị đắng sau khi ngủ dậy và khi ợ hơi. Bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, hôi miệng, kèm theo đó là chán ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Đắng miệng hôi miệng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh
Đắng miệng hôi miệng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh

Miệng hôi và đắng có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra sau khi bạn ăn các thực phẩm có vị đắng là điều bình thường, không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn bị đắng miệng liên tục trong thời gian dài, kèm theo hôi miệng nặng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nghiêm trọng khác.

Do vậy, việc đầu tiên là cần xác định bạn bị hôi miệng đắng miệng là do nguyên nhân nào để có cách khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân nào dẫn tới đắng miệng hôi miệng?

Miệng bị đắng và hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc thói quen sinh hoạt không tốt. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đắng miệng hôi miệng.

Miệng đắng hôi khi bị ốm

Đắng miệng khi bị ốm là tình trạng phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, sự suy yếu của hệ miễn dịch khi cơ thể bị ốm có thể dẫn tới các bệnh khác như viêm họng, viêm gan, thiếu chất… Những bệnh lý này cũng có thể dẫn tới đắng miệng hôi miệng.

Bệnh lý khoang miệng

Đắng miệng hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý về khoang miệng như khô miệng, nấm miệng, bỏng rát lưỡi,… Khi mắc phải những bệnh lý này, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ do miệng bị khô, gây ra tình trạng miệng đắng và hơi thở có mùi hôi, hoặc xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi, nướu, vòm họng.

Bệnh nha chu

Các bệnh lý về lợi và nha chu rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người giữ vệ sinh răng miệng không tốt hoặc phụ nữ mang thai.

Viêm nha chu khiến hơi thở có mùi
Viêm nha chu khiến hơi thở có mùi

Nướu (lợi) là phần mô mềm, màu hồng, bao bọc xung quanh chân răng. Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng san hô, săn chắc và giúp răng vững chắc, không bị lung lay trong xương ổ răng. Khi nướu bị viêm, phần viêm sẽ có màu hơi đỏ, tấy lên và răng có thể bị lung lay. Ở mức độ nhẹ thì không ảnh hưởng nhiều đến vị giác và mùi của hơi thở. Tuy nhiên nếu để tình trạng viêm nặng hơn do không được điều trị sẽ trở thành viêm nha chu. Giai đoạn này thì nướu có màu đỏ sậm, sưng to kèm theo đau nhức chân răng và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trong những trường hợp nặng hơn thì có thể bị xuất huyết cùng với chảy mủ. Mủ chảy vào lưỡi làm xuất hiện vị đắng trong khoang miệng, khiến người bệnh không còn cảm nhận được đầy đủ mùi vị của thức ăn, làm giảm đi cảm giác ngon miệng.

Áp xe răng

Áp xe răng là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng gây nguy hiểm tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Áp xe có thể xảy ra do nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng dẫn đến viêm tủy răng.

Áp xe thực chất là một khối mủ nằm ở dưới chân răng. Người bị áp xe sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống cũng như ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Khi khối mủ này vỡ ra thì người bệnh sẽ không còn bị đau nhưng nguy cơ về nhiễm khuẩn lại tăng lên. Cũng chính vì khối mủ này mà người bệnh thường xuyên cảm thấy đắng miệng hôi miệng cùng với mùi tanh đặc trưng của mủ.

Uống nhiều thuốc tây

Thuốc tây nói chung và đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn trị bệnh. Tuy nhiên, chúng lại thường để lại các tác dụng phụ khác đối với sức khỏe. Khi sử dụng nhiều thuốc tây thì gan và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc thuốc ra bên ngoài. Điều này khiến chúng ta dễ bị nóng trong, từ đó phát sinh ra nhiều bệnh lý răng miệng.

Uống quá nhiều thuốc Tây có thể gây ra tình trạng đắng miệng
Uống quá nhiều thuốc Tây có thể gây ra tình trạng đắng miệng

Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh còn làm ức chế hoạt động bình thường của tuyến nước bọt. Sự ức chế này khiến lượng nước bọt tiết ra ít hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây hôi miệng. Thêm vào đó, hầu hết thuốc Tây đều có vị đắng nên uống thuốc nhiều thì cũng làm cho khoang miệng thường xuyên lưu lại vị đắng của thuốc, khiến nhiều người có cảm giác miệng đắng, hơi thở hôi.

Do đó, để làm giảm tình trạng đắng miệng hôi miệng, bạn nên uống thật nhiều nước trong khi sử dụng thuốc Tây y.

Phụ nữ mang thai

Đây là những người có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng nhiều hơn những đối tượng khác, đặc biệt là bệnh về nướu, nha chu, khiến cho miệng bị hôi, đắng. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể khi mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén, đi kèm là hiện tượng nôn ói. Điều này làm cho thức ăn, axit và dịch vị tiêu hóa trong dạ dày trào ra lên khoang miệng thông qua thực quản. Các dịch vị tiêu hóa này là nguyên nhân làm đắng miệng hôi miệng rất khó chịu.

Hút thuốc lá

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng miệng đắng hôi là do hút thuốc là quá nhiều. Trong thành phần chính của khói thuốc lá có chứa Nicotine. Đây là một chất không màu ở điều kiện bình thường, nhưng khi cháy thì chuyển sang màu nâu và có mùi hôi khó chịu. Khi hút thuốc, chất Nicotine sẽ bị chuyển màu, bám lên răng và lưỡi gây nên màu ố vàng.

Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng
Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Ngoài ra, nhựa thuốc cũng là một thành phần khiến cho miệng bị hôi và lưỡi có vị khó chịu. Đây chính là nguyên nhân khiến người hút thuốc bị ho và khó điều hòa được hơi thở. Ngoài ảnh hưởng xấu đến răng miệng thì thành phần này còn khiến sức khỏe, đặc biệt là phổi của người hút thuốc bị suy giảm nặng nề.

Tâm trạng căng thẳng quá mức

Căng thẳng khiến thần kinh bị ức chế, làm thay đổi sự cảm nhận mùi vị của lưỡi khiến bạn ăn không ngon miệng. Ngoài ra, cảm giác bồn chồn còn làm cho miệng bị khô, giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.

Đọc thêm: Top 11 loại thuốc trị hôi miệng hiệu quả nhất hiện nay

Đắng miệng hôi miệng ảnh hưởng thế nào đến bạn?

Tình trạng miệng đắng và hơi thở hôi có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người mắc phải. Một số vấn đề mà người bị đắng miệng hôi miệng nặng phải đối mặt là:

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Miệng đắng và hơi thở có mùi khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu. Vị đắng trong miệng ảnh hưởng tới vị giác, khiến bạn không còn hứng thú với việc ăn uống, ăn không ngon miệng. Không chỉ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn mà còn bị vị đắng làm cho bực bội. Ăn kém, kèm theo tâm trạng không thoải mái sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể. Việc chán ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu dần sẽ bị mất sức, suy nhược cơ thể, đề kháng suy giảm khiến bạn dễ mắc các bệnh hơn bình thường. Sẽ càng nguy hiểm hơn nếu như tình trạng này xuất hiện ở trẻ nhỏ. Vì trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ.

Ảnh hưởng đến giao tiếp

Hơi thở có mùi khiến bạn không dám đứng gần để giao tiếp với người khác. Sự tự ti về mùi hôi miệng có thể khiến bạn bị mất đi cơ hội trong công việc hoặc tình cảm. Mùi hôi của hơi thở dễ khiến bạn bị mất điểm ngay từ lần gặp đầu tiên với người khác.

Hơi thở có mùi khiến người bệnh ngại giao tiếp
Hơi thở có mùi khiến người bệnh ngại giao tiếp

Do đó, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm tình trạng đắng miệng hôi miệng của mình sớm nhất có thể. Để cuộc sống cũng như sức khỏe của mình không bị ảnh hưởng, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị. Sớm khắc phục sớm tình trạng hơi thở có mùi sẽ giúp bạn có cảm giác thèm ăn, lấy lại sức khỏe, cũng như sự tự tin khi giao tiếp.

Đắng miệng hôi miệng làm sao để hết?

Tìm được nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục tình trạng đắng miệng và hơi thở có mùi. Dưới đây là một số cách giúp bạn thoát khỏi chứng bệnh khó chịu này.

  • Nếu bạn đang chưa có thói quen vệ sinh răng miệng tốt hoặc vệ sinh chưa đúng cách thì hãy thay đổi thói quen này. Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và và phòng tránh các vấn đề về răng miệng.
  • Nếu bạn đang bị những bệnh lý về răng miệng thì hãy tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Khi thấy có các triệu chứng như đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng nướu… hãy tới ngay các phòng khám nha khoa để được kiểm tra và xử lý. Ngoài ra, thực hiện lấy cao răng 6 tháng/lần cũng giúp bạn giữ được hơi thở thơm tho và cảm giác dễ chịu trong khoang miệng.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây dược để điều trị thì việc cần làm để phòng tránh đắng miệng hôi miệng là uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để thanh nhiệt cơ thể.
  • Không nên ăn nhiều những món có nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào và nướng. Những thức ăn này thường khó tiêu và gây ra mùi khó chịu khi bài tiết qua tuyến mồ hôi. Ngoài ra, những món này còn gây trào ngược axit dạ dày, khiến cho miệng có mùi hôi và vị đắng, đặc biệt ở những người có tiền sử bị trào ngược.
  • Ngừng hút thuốc lá để có được hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm tho.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như kẹo thơm miệng, thuốc hôi miệng lâu năm… Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các sản phẩm này mà nên nhận tư vấn từ bác sĩ.

Đắng miệng hôi miệng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng này để mang tới những phiền toái nhất định cho người bệnh. Do đó, việc thăm khám và khắc phục chứng hôi đắng miệng là điều hết sức cần thiết.

Khám phá: Hôi miệng hở van dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị ít ai biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 9 Bài Thuốc Nam Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất Năm 2022
Top 9 Bài Thuốc Nam Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất Năm

Thuốc nam trị nhiệt miệng được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí, có thể thực hiện...

[Review] Thuốc nhiệt miệng Tametop: Thành phần, cách sử dụng
[Review] Thuốc Nhiệt Miệng Tametop: Thành Phần, Cách Sử Dụng

Tametop là sản phẩm được biết đến với công dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng các tổn thương niêm mạc, đặc...

TOP 5+ Cách trị hôi miệng bằng muối ngay tại nhà
Top 5+ Cách Trị Hôi Miệng Bằng Nước Muối Ngay Tại Nhà

Bên cạnh việc là một loại gia vị thông dụng, muối còn có rất nhiều lợi ích không ngờ tới, trong đó có việc chăm...

Gợi Ý 3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả
Gợi Ý 3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá được rất nhiều gia đình sử dụng, bởi cách làm đơn giản, mang lại hiệu quả...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo