Tủy răng: Vai trò, cấu tạo và cách chăm sóc hiệu quả

Tủy răng có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu của răng, chúng được ví như trái tim và sự sống của răng. Vậy tủy răng là gì, tầm quan trọng và cách chăm sóc ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Tủy răng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là sự sống của răng
Tủy răng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là sự sống của răng

Tủy răng là gì?

Tủy răng là tổ hợp liên kết đặc biệt có cấu trúc rất phức tạp, được cấu tạo từ các dây thần kinh và mạch máu như động mạch, tĩnh mạch và mao mạch bạch huyết,… Vị trí của tủy răng nằm ở chính giữa thân răng và chân răng. Phần tủy nằm ở thân răng gọi là buồng tủy, phần nằm ở chân răng được gọi là ống tủy. Bộ phận này được bao bọc bởi 2 lớp gồm ngà răng và men răng.

Cấu trúc của tủy răng có sự thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng và độ tuổi cụ thể. Thậm chí, phần tủy ở mỗi răng cũng có sự khác biệt. Trong tủy răng có chứa các mạch máu nuôi dưỡng toàn bộ răng. Đồng thời đảm nhiệm vai trò dẫn truyền cảm giác, giúp răng của chúng ta có thể cảm nhận được cứng, mềm, nóng, lạnh, đau nhức, ê buốt từ các tác động bên ngoài.

Cấu tạo của tủy răng gồm những gì?

Phần tủy được phân bố ở cả chân răng và thân răng để giúp duy trì “sự sống” cho toàn bộ răng. Chúng nằm trong khoang tủy và kéo dài từ thân răng đến chân răng. Ống tủy gồm nhiều nhánh nhỏ và mỏng được phân tán đều từ buồng tủy đến chóp chân răng.

Tủy được bao bọc bởi lớp ngà răng và men răng
Tủy được bao bọc bởi lớp ngà răng và men răng

Trung bình mỗi răng sẽ có khoảng 1 đến 4 ống tủy. Thông thường răng cửa sẽ có một ống tủy, răng cối nhỏ sẽ có 2 ống tủy, răng cối lớn có khoảng 2 đến 4 ống tủy. Tuổi càng cao, tủy răng của bạn sẽ bị canxi hóa và yếu dần đi. Điều này khiến việc cung cấp dưỡng chất cho răng bị hạn chế, dẫn đến hiện tượng lung hay hoặc rụng răng thường gặp ở người già.

Cấu tạo của tủy răng được chia thành 2 bộ phận gồm buồng tủy và ống tủy, bên trong có chứa các mô có kết cấu lỏng lẻo với rất nhiều các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh quan trọng. Cụ thể:

  • Buồng tủy: Bộ phận này nằm trong thân răng. Xung quanh được bảo bọc bởi lớp ngà răng, ngoài cùng là men răng.
  • Ống tủy: Ống tủy nằm trong chân răng hay còn được gọi là tủy chân răng. Ống tủy có kích thước nhỏ, hẹp và chạy dọc xung quanh chân răng. Ống tủy nằm ở kẽ hở tại phần đỉnh chân răng giúp các mạch máu và dây thần kinh kết nối với các cơ quan khác.

Tủy răng có sự sai khác về kích thước do sự không đồng nhất về kích thước răng cũng như yếu tố tuổi tác. Các mô ở của chúng thường chứa tới 75% là nước và 25% còn lại là các chất hữu cơ.

Tóm lại, tủy răng của chúng ta có cấu trúc khá phức tạp, chúng thay đổi tùy theo độ tuổi, kích thước răng của mỗi người.

Chức năng của tủy răng là gì?

Được ví như trái tim đối với sự sống, tủy trong răng đảm nhiệm những vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng của tủy răng cụ thể như sau:

Đây là bộ phận tuy nhỏ nhưng không thể thiếu
Đây là bộ phận tuy nhỏ nhưng không thể thiếu
  • Nuôi dưỡng và tạo ngà răng mới: Ngà răng là cơ quan nằm bên trong lớp men răng, bao bọc lấy buồng tủy. Tủy làm nhiệm vụ nuôi dưỡng các nguyên bào ngà, tạo ra ngà và tái tạo phần ngà răng đã mất do thoái hóa hoặc tác nhân bên ngoài. Nhờ có tủy răng mà ngà răng luôn được duy trì, giúp răng chúng ta chắc khỏe.
  • Đảm nhiệm vai trò cung cấp dinh dưỡng: Mô tủy có chứa hệ thống các mạch máu giúp nuôi dưỡng tủy răng và ngà răng. Đây chính là khả năng duy trì “sự sống” đối với răng chúng ta.
  • Là thần kinh vận mạch, làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác: Ngoài các mạch máu, trong tủy răng còn chứa các dây thần kinh cảm giác. Các dây thần kinh này giúp răng có thể cảm nhận được các kích thích tới răng như ê buốt, nóng, lạnh, đau buốt do thức ăn, bệnh lý răng miệng hoặc chấn thương.
  • Chức năng miễn dịch cho răng: Ngoài khả năng tái tạo ngà răng, tủy răng còn đảm nhiệm chức năng miễn dịch. Nhờ có hệ thống các mạch bạch huyết với các bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho,… Khi răng bị tấn công bởi các yếu tố gây viêm, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt giúp chống lại những vị khuẩn gây hại. Vì vậy, răng được bảo vệ và duy trì sự ổn định, chắc khỏe.

Xem thêm:

Các vấn đề liên quan đến tủy răng và cách xử lý

Tuy là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng tủy răng lại rất quan trọng với những vai trò không thể thay thế. Mặc dù nằm sâu bên trong buồng tủy, được bảo vệ bởi ngà răng, men răng chúng vẫn có thể bị tổn thương khi gặp các yếu tố bất lợi.

Một số bệnh lý thường gặp ở bộ phận quan trọng này gồm:

Viêm tủy răng

Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Biểu hiện của bệnh là bị sưng đau, sung huyết do sự tấn công của vi khuẩn. Hầu hết tình trạng này do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng dẫn đến viêm. Viêm tủy răng được chia thành 3 loại chính là viêm tủy có thể hồi phục, viêm tủy hoại tử và viêm tủy không thể hồi phục.

Hiện tượng viêm nhiễm chủ yếu do vi khuẩn gây ra
Hiện tượng viêm nhiễm chủ yếu do vi khuẩn gây ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tủy răng bị tấn công, gồm:

  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng tại phần nâng đỡ chân răng. Bệnh gây ra sưng đau vùng lợi, chảy máu, ảnh hưởng đến khả năng nhai. Viêm nha chu không được xử lý sớm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu vào các liên kết mô nha chu, các mạch máu, xương ổ răng. Dần dần xâm nhập vào buồng tủy và gây ra tình trạng viêm.
  • Do sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân có nguy cơ cao gây ra viêm tủy răng. Các lỗ sâu ở răng hàm, răng cửa,… nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm vi khuẩn tấn công sâu hơn, xuyên qua lớp ngà và men răng. Sau đó ăn sâu vào tủy răng gây tổn thương, viêm nhiễm.
  • Răng sứt mẻ do va đập: Men răng và ngà răng có vai trò là 2 lớp cùng bảo vệ tủy răng. Khi bị va đập khiến răng sứt mẻ, 2 lớp bảo vệ sẽ vỡ ra làm tủy răng lộ ra ngoài. Lúc này vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công trực tiếp vào cơ quan này và gây viêm nhiễm.
  • Tổn thương trong quá trình sử dụng thủ thật nha khoa: Một số người khi mắc các vấn đề về răng miệng cần phải can thiệp nha khoa. Điển hình là tình trạng sâu răng, răng hô hoặc sử dụng các phương pháp nha khoa thẩm mỹ. Trong quá trình thực hiện nếu dụng cụ không đảm bảo vệ sinh hoặc quá trình xử lý gặp phải sự cố sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Do một số bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng ở vùng nướu hoặc các vùng khác trong khoang miệng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây viêm tủy răng. Các vi khuẩn này sẽ tấn công lan rộng sang các mô, mạch máu dẫn đến nhiễm trùng và viêm.

Để nhận biết tình trạng viêm nhiễm bạn có thể dựa vào các biểu hiện cụ thể sau:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhói và ê buốt tại vị trí bị viêm.
  • Cơn đau có thể kéo dài từ 5-10 phút hoặc vài giờ.
  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi ăn thức ăn quá lạnh quá nóng.
  • Ở những người bị nặng, các cơn đau sẽ gia tăng và kéo dài vào ban đêm.

Các biện pháp xử lý tình trạng viêm: 

Y học ngày càng hiện đại và phát triển, cho phép chúng ta thăm khám để  phát hiện và điều trị các vấn đề viêm nhiễm trong khoang miệng rất hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp xử lý tình trạng này.

  • Trường hợp viêm có thể hồi phục: Lúc này tủy mới chỉ bị hoại tử 1 phần, vẫn có thể khôi phục. Để xử lý, các nha sĩ sẽ khoan mở mặt răng trên, sau đó loại bỏ các mô bị hỏng, làm sạch khoang tủy. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chụp lại bằng MTA hoặc Hydroxit canxi. Và cuối cùng sẽ hàn kín mặt răng bằng Eugenate cứng nhanh GIC. 
  • Trường hợp viêm không thể hồi phục: Đây là mức độ nghiêm trọng, tủy đã bị hoại tử hoàn toàn và không thể tự hồi phục. Trong trường hợp này, việc điều trị sẽ được tiến hành theo các bước gồm: Vệ sinh khử khuẩn – Làm sạch khoang tủy và tạo hình ống tủy – Dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo không gian ba chiều.

Hiện tượng hoại tử

Tủy răng bị hoại tử hay còn gọi là chết tủy. Đây là tình trạng tủy bị phá hủy hoàn toàn, không còn tế bào sống và mất đi toàn bộ các chức năng quan trọng ban đầu. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do biến chứng nặng từ các chấn thương mạnh gây ra. Khi tủy mất đi, răng sẽ không còn cảm giác, dễ bị lung lay, men răng trở nên tối màu và dễ bị nứt vỡ. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mất răng, polyp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Hoại tử khiến răng bị xỉn màu, mất đi chức năng ban đầu
Hoại tử khiến răng bị xỉn màu, mất đi chức năng ban đầu

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hoại tử là:

  • Do chấn thương đột ngột khiến quá trình cung cấp máu cho răng bị gián đoạn.
  • Tủy răng bị viêm nhiễm mức độ nặng không được xử lý dẫn đến viêm hoại tử không thể phục hồi và gần như không thể điều trị triệt để.

Phương hướng điều trị khi bị hoại tử tủy:

Để xác định chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- quang để đánh giá mức độ viêm nhiễm. Sau đó vệ sinh khoang miệng để loại bỏ nguy cơ  gây viêm nhiễm. Tiếp đến là loại bỏ phần bị hoại tử ra khỏi khoang tủy bằng các dung dịch chuyên dụng như Chlorhexidine 2%, NaClo 3%, NaCl 0.9…. Cuối cùng là hàn bảo vệ khoang tủy bằng các chất liệu đặc thù như gutta percha. Ngoài ra, một số người còn thực hiện bọc sứ.

Tình trạng thoái hóa

Thoái hóa là hiện tượng tự nhiên ở tủy, giống như các bộ phận khác trên cơ thể. Khi tuổi càng lớn thì  bộ phận này cũng có xu hướng bị thoái hóa và suy yếu dần. Biểu hiện thoái hóa có thể dễ dàng nhận thấy qua việc suy giảm các chức năng sinh lý và cấu tạo của răng ở người lớn tuổi. 

Ngoài các hiện tượng răng bị yếu, lung lay có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường thì hiện tượng thoái hóa còn có các biểu hiện sau:

Hiện tượng thoái hóa thường gặp ở người lớn tuổi
Hiện tượng thoái hóa thường gặp ở người lớn tuổi
  • Các mạch máu trong khoang tủy bị giảm số lượng và không có khả năng tái tạo.
  • Các bó sợi collagen ở ống tủy tăng lên.
  • Diện tích và thể tích của khoang tủy bị thu hẹp dần.
  • Mật độ nguyên bào sợi ở buồng tủy giảm dần đều theo thời gian.
  • Xuất hiện sạn tủy do sự lắng đọng bất thường của phosphate calcium trong các mạch máu.

Hướng xử lý tình trạng thoái hóa:

Do xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác và theo tiến trình tự nhiên nên bệnh có biện pháp điều trị dứt điểm. Do đó, các bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp chăm sóc khoang miệng nhằm duy trì và tăng tuổi thọ của cung hàm. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng để tăng cường dưỡng chất. 

Những lưu ý giúp duy trì hàm răng khỏe mạnh

Mặc dù chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trên cơ thể và dễ bị canxi hóa khi về già nhưng tủy răng đóng vai trò không thể thiếu đối với chúng ta. Không những thế, chức năng nhai hoạt động tốt cũng chính là tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh.

Do đó, việc bảo vệ cơ quan này là hết sức cần thiết với những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Không ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá dai. Tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì thực phẩm. 
  • Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện ít nhất 2 lần/ ngày. Các chuyên gia khuyến nghị thời điểm tốt nhất trong ngày là sau ăn từ 20-30 phút, dùng lực chải nhẹ nhàng.
  • Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa hình thành vôi răng hay các bệnh lý do vi khuẩn tích tụ. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, kết hợp với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn. 
  • Hạn chế sử dụng tăm  sau bữa ăn vì có thể gây tổn thương nướu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về lợi, nha chu.
  • Khám định kỳ ít nhất 3 đến 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý trong khoang miệng, hạn chế làm tổn thương đến cấu tạo và chức năng nhai.
  • Sau khi điều trị tủy đã được trám bị đổi màu nên làm mão sứ để tạo sự chắc khỏe cũng như tăng tính thẩm mỹ cho khuôn hàm.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích, thức uống có màu, đồ ngọt vì có thể gây hư hỏng men răng, phá vỡ lớp bảo vệ tủy.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là canxi, vitamin D, C và khoáng chất.
  • Khi gặp các vấn đề về răng miệng nói chung cần tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để xử lý nhằm đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả điều trị cao.

Bài viết trên đây đã đưa ra các thông tin chi tiết về tầm quan trọng, cấu trúc và những vấn đề thường gặp ở tủy răng. Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ và chăm sóc hàm răng của mình tốt nhất. 

Cùng tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?

Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi và hoàn thiện dần đến 3 tuổi. Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa ở...

Niềng Răng Ecligner Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Quy Trình Và Giá Thực Hiện

Niềng răng Ecligner là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Kỹ thuật niềng này có nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không
Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không? [Giải đáp từ A – Z]

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi các vấn đề răng miệng cũng là một...

Răng trẻ mọc lẫy phải khắc phục như thế nào?
Răng Trẻ Mọc Lẫy Phải Khắc Phục Như Thế Nào?

Răng mọc lẫy thường hay xuất hiện khi trẻ được 5 tuổi. Lúc này, nếu không được can thiệp, hàm răng vĩnh viễn của trẻ...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo