Răng khểnh và những thắc mắc thường gặp (Chuyên gia giải đáp)

Nhiều người cho rằng sở hữu một chiếc răng khểnh khiến nụ cười trở nên duyên dáng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chiếc răng này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn nhai của chủ nhân sở hữu chúng. Việc vệ sinh những chiếc răng này cũng không đơn giản như răng mọc bình thường. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc về răng khểnh và những vấn đề xoay quanh chiếc răng “kỳ lạ” này.

Có nhiều thắc mắc xung quanh chiếc đặc biệt này
Có nhiều thắc mắc xung quanh chiếc đặc biệt này

Răng khểnh là gì, có bao nhiêu chiếc?

Răng khểnh (một số nơi gọi là răng khuyểnh) nằm ở vị trí số 3, thuộc nhóm răng nanh. Chúng có hình dạng răng xiên nhỏ, nhọn hơn những răng mọc bình thường. Răng khểnh thường mọc song song với quá trình mọc răng vĩnh viễn, từ độ tuổi 12–13. Những chiếc răng này có xu hướng hơi chếch ra ngoài do răng tự có sự sắp xếp lệch lạc…

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thì răng khểnh là một dạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn. Nhiều người nghĩ rằng răng khểnh khiến nụ cười đẹp và duyên dáng hơn. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chiếc răng này làm gương mặt bạn trở nên kém duyên hơn. Đó là khi răng mọc lệch và chếch ra ngoài quá nhiều. Thông thường bạn có thể sở hữu từ 1 – 2 chiếc răng khểnh trên cùng một cung hàm.

Tại sao lại có răng khểnh?

Răng khểnh được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh những chiếc răng khểnh mọc tự nhiên và cũng có những chiếc răng nhân tạo. Nhiều người tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa để sở hữu chiếc răng này vì yếu tố thẩm mỹ. Nguyên nhân khiến bạn sở hữu một chiếc răng khểnh là:

Có nhiều nguyên nhân để bạn sở hữu một chiếc răng này
Có nhiều nguyên nhân để bạn sở hữu một chiếc răng này
  • Do mầm xương trong quá trình mọc răng vĩnh viễn bị lệch lạc. 
  • Nếu bạn bị mất hoặc nhổ răng sữa quá sớm cũng khiến răng dễ bị khấp khểnh. Bởi lúc này, xương hàm bị tiêu đi hoặc biến dạng nên không thể định hình vị trí có răng vĩnh viễn mọc lên. 
  • Một số thói quen không tốt như mút ngón tay, tác động lưỡi vào răng khi răng đang mọc khiến chúng di chuyển, lệch khỏi cung hàm. 
  • Nguyên nhân quan trọng cuối cùng khiến răng mọc lệch là thiếu hụt canxi, vitamin D, K, C, … gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc xương hàm.
  • Do di truyền: Cấu trúc răng miệng đã được khẳng định là có tính di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ hoặc ông bà có răng khểnh thì khả năng con cháu có cũng là rất cao.

Xem ngay:

Vai trò của răng khểnh là gì?

Thông thường, hàm răng của chúng ta được chia thành 4 nhóm nhỏ, bao gồm: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Trong đó, răng khểnh được xếp vào nhóm răng nanh, có vai trò chính là cắn, xé thức ăn. Răng khểnh khá nhọn và sắc, mọc ở góc của cung hàm tương tự như răng nanh. Tuy nhiên, tác dụng của răng khểnh trong việc ăn nhai là rất ít.

Ngoài ra, nhiều người còn trồng răng khểnh với mục đích thẩm mỹ. Bởi họ tin rằng chiếc răng khểnh khiến nụ cười trở nên duyên dáng hơn.

Có nên niềng răng khểnh không?

Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch ra khỏi cung hàm răng chuẩn, nằm ở vị trí cao lên trên hàm. Răng này thường tạo với hai răng kế cận thành kẽ 3 răng. Kẽ răng này sâu, rất khó để làm sạch triệt để bằng cách đánh răng thông thường nhưng lại rất dễ bị giắt nhét thức ăn. Thức ăn bám đọng lâu ngày khiến vi khuẩn tích tụ. Thậm chí có thể sinh mùi ngay trong ngày. 

Khi gặp trở ngại từ những chiếc răng này bạn nên niềng răng để tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt
Khi gặp trở ngại từ những chiếc răng này bạn nên niềng răng để tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt

Để càng lâu càng có mùi khó chịu và hình thành cao răng. Lâu ngày hơn nữa, răng sẽ bị sâu, viêm nướu, nha chu tại những kẽ răng này. Do viêm nhiễm ở tận sâu trong kẽ răng nên người bệnh thường chỉ có thể phát hiện khi tình trạng bệnh đã tương đối nặng. 

Do vậy, nếu sở hữu răng khểnh, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, hôi miệng do mảng bám, cao răng, sâu răng, viêm nướu, nha chu, tiêu xương,…Bệnh lý nặng nhất có thể gặp phải là áp xe, viêm tủy dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Mọi người tin rằng chiếc răng khểnh khiến khuôn mặt cuốn hút hơn. Tuy nhiên, không phải chiếc răng khểnh tự nhiên nào cũng đẹp và góp phần tạo nên cho nụ cười duyên dáng cho bạn. Thậm chí nếu mọc lệch quá nhiều, răng khểnh còn khiến chủ nhân mất tự tin hơn.

Vì vậy, nếu so sánh với nguy cơ thì lợi ích mà răng khểnh mang lại là không đáng kể. Đó cũng là lý do mà tất cả các nha sĩ đều khuyên nên niềng răng khểnh để có hàm răng đều đẹp và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

Khi nào nên nhổ bỏ?

Thông thường, nha sĩ không khuyên bạn nhổ răng khểnh. Chỉ khi răng khểnh bị bệnh lý như sâu răng hoặc gây viêm nha chu quá nặng không thể bảo tồn và nguy cơ gây ảnh đến răng bên cạnh thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó. Ngược lại, nếu như răng khểnh có thể bảo tồn, không gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hay sức khỏe răng miệng thì tốt nhất không nên nhổ. Thay vào đó bạn có thể khắc phục bằng cách niềng răng. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên trì bởi có thể mất thời gian lên tới hàng năm.

Trong trường hợp bạn bị bệnh nha chu, gây ảnh hưởng đến các răng khác thì tốt nhất nên nhổ bỏ để tránh gây ảnh hưởng tới những chiếc răng khác. Răng khểnh không có nhiều công dụng đối với việc ăn nhai. Bởi vậy, nhổ bỏ răng khểnh hoàn toàn không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Những lưu ý giúp bạn có hàm răng đẹp

Có hàm răng đẹp là mong muốn của rất nhiều người bởi “cái răng cái tóc là góc con người”. Nhưng không phải ai cũng có được hàm răng đều đẹp bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc răng miệng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu hàm răng trắng sáng, thu hút người đối diện khi nở nụ cười. Một số tip để có hàm răng đẹp là:

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng
  • Luôn chải răng trước khi đi ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đặc biệt là việc đánh răng vào buổi tối. Bởi đây là lúc chúng ta cần loại bỏ những thức ăn thừa, mảng bám tích tụ cả một ngày. 
  • Bạn nên chải theo vòng tròn, chải kỹ cả phần chân răng. Dùng bàn chải nhỏ chuyên dụng để vệ sinh những vùng khó làm sạch như răng hàm bên trong, răng khấp khểnh. Thời gian cho mỗi lần chải răng ít nhất là 15 phút.
  • Vệ sinh cả vùng lưỡi bằng cạo lưỡi chuyên dụng hoặc dùng bàn chải để chải nhẹ phần lưỡi.
  • Lựa chọn kem đánh răng trong thành phần có chứa fluor để phòng ngừa sâu răng, tiêu diệt các loại vi khuẩn và tạo ra lớp chắn bảo vệ cho hàm răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy đi những thức ăn thừa ở kẽ răng một cách tối đa nhất, giúp giảm nguy cơ bị viêm nướu.
  • Sử dụng nước súc miệng để tăng khả năng làm sạch răng miệng hiệu quả. 
  • Uống nước sau mỗi lần ăn. Chuyên gia khuyến khích bạn nên uống nước sau mỗi lần sử dụng thực phẩm để làm giảm tác động tiêu cực của thức ăn và đồ uống bám dính trên răng giữa các lần đánh răng.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm cơm hay việc nhổ răng sữa muộn. Đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch. Vì thế, khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu này cần sớm ngăn chặn.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chứa đường và có tính acid. Các loại trái cây, trà và cà phê có tính acid cũng khiến nguy cơ hỏng men răng của bạn tăng lên. Do vậy, bạn nên hạn chế và lưu ý tới vấn đề vệ sinh răng sau khi ăn, uống.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn khi sở hữu răng khểnh. Tuy rằng răng khểnh có thể giúp nụ cười của bạn trở nên duyên dáng hơn, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do việc vệ sinh chúng không đơn giản. Vì vậy, nếu không có ý định nhổ bỏ chiếc răng này, hãy hết sức lưu ý tới sức khỏe răng miệng để có được nụ cười tự tin nhất.

Tìm hiểu:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông số răng, hàm của bạn sẽ được chuyển tới công ty độc quyền tại Hoa Kỳ
Niềng Răng Invisalign: Có Đau Không? Mất Bao Lâu? Chi Phí Bao Nhiêu?

Công nghệ nha khoa đang ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc các phương pháp chỉnh nha cũng ngày càng hiện đại và tiên...

Răng là bộ phận rất quan trọng của con người
Răng Là Gì Phân Loại Cấu Tạo Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Răng là không chỉ tham gia vào việc hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng thực hiện các chức năng...

Cao răng là gì? Tác hại, cách loại bỏ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Cao răng là gì? Tác hại, cách loại bỏ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

Khi thấy phần chân răng xuất hiện các mảng bám có màu vàng hoặc đen thì đây chính là dấu hiệu bạn đã bị cao...

trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì
Trẻ Chậm Mọc Răng Nên Bổ Sung Gì Là Tốt Nhất Cho Cơ Thể

Trẻ chậm mọc răng bổ sung gì để tăng cường sức khỏe và kích thích quá trình này diễn ra đúng bình thường hơn là...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo