Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý

Tưa miệng khi mang thai là vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này không phải chị em nào cũng biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho vấn đề tưa miệng khi mang thai.

Bị bệnh tưa miệng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Tưa miệng khi mang thai, hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi, là một bệnh lý do nấm thuộc chi Candida gây ra. Trong số đó, phổ biến nhất là do chủng Candida albicans.

Đây là tình trạng chủng Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một dạng vi sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng bệnh.

Bệnh tưa miệng khi mang thai có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của quá trình mang thai nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn trước khi sinh. Bệnh lý này không dễ lây nhiễm và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm.

Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Bà bầu có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh.
  • Lưỡi có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa và đau bất thường trong quá trình nhai thức ăn. 
  • Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, có phần diện tích hình tròn xung quanh miệng lưỡi.
  • Trong trường hợp nặng, các tổn thương ở miệng có thể lan xuống thực quản gây nấm thực quản khiến cho bà bầu có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị kẹt trong cổ họng. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của mẹ đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu nấm lưỡi nếu phát triển nghiêm trọng có thể tấn công vào màng ối gây viêm màng ối, dễ dẫn tới nguy cơ vỡ màng ối. Nguy hiểm hơn cả là nấm do bệnh Candida ngược dòng lên các bộ phận khác, gây xuất huyết và chuyển dạ sớm, sinh non.
Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý
Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tưa miệng khi mang thai

Bệnh tưa lưỡi khi mang thai có thể xuất hiện khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể. Những tình trạng sau có thể làm cho bà bầu dễ bị tưa miệng khi mang thai:

  • Khoảng 20 – 30% bị tưa miệng khi mang thai là do cơ thể phụ nữ có khá nhiều thay đổi về nội tiết tố.
  • Các bệnh lý như HIV/AIDS, đái tháo đường, nhiễm trùng nấm men âm đạo.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc với liều cao.
  • Điều trị hen suyễn bằng hít corticosteroid.
  • Đeo răng giả.
  • Vệ sinh răng miệng kém, miệng khô hoặc hút thuốc.
  • Trong trong thời gian hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.

Nếu người bệnh chú ý, có thể phát hiện ra tưa miệng trong thời kỳ mang thai thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Tổn thương màu trắng trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi là trên vòm miệng, nướu răng và amidan.
  • Tổn thương nổi lên trong khoang miệng có hình dáng giống miếng pho mát.
  • Đỏ hoặc đau rát trong miệng gây khó khăn khi ăn và nuốt.
  • Chảy máu nhẹ nếu vị trí nhiễm bệnh bị cọ xát hoặc cào trúng.
  • Khóe miệng nứt và đỏ, đặc biệt là ở những trường hợp đeo răng giả.
  • Mất vị giác.

Xem thêm:

Tưa miệng trong thai kỳ không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của thai phụ
Tưa miệng trong thai kỳ không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của thai phụ

Hướng dẫn cách khắc phục khi bị tưa miệng khi mang thai

Tưa miệng khi mang thai không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn đọc cần chú ý đến các nguyên nhân dẫn đến bệnh khi mang thai, từ đó lựa chọn giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Áp dụng các mẹo vặt tại nhà

Điều quan trọng là trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung đủ lượng nước bằng cách uống từ 2 – 3 lít nước/ngày để khắc phục tình trạng khô miệng.

Ngoài ra, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đối phó với tình trạng tưa miệng khi mang thai:

  • Tập thói quen thở bằng mũi khi ngủ, việc thở bằng miệng có thể khiến răng miệng bị khô.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí, nhất là khi thường xuyên hoạt động trong phòng điều hoà.
  • Nha kẹo cao su hoặc kẹo cứng không đường để kích thích khoang miệng hoạt động tiết nhiều nước bọt hơn.

Sử dụng chế phẩm thuốc

Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm dùng tại chỗ đều không độc cho thai nhi. Các chế phẩm dạng bôi như PerioKin, Dentosmin P, Emofluor Gel không thấm qua da và màng nhầy nên rất an toàn, phụ nữ có thai có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, cần chú ý không dùng với liều quá cao (dùng loại có nồng độ hoạt chất cao, bôi quá nhiều lần và dùng quá kéo dài) để tránh thuốc ngấm vào bên trong hệ mạch máu dưới da niêm mạc. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn bất kỳ loại thuốc điều trị nào.

Điều trị bằng kinh nghiệm dân gian

Từ lâu, ông cha ta đã dùng các loại thảo dược dân gian để kiểm soát tình trạng tưa miệng. Tuy nhiên, các kinh nghiệm này chỉ nên áp dụng khi bệnh ở tình trạng nhẹ và có ý kiến của các bác sĩ sản khoa.

Nước muối loãng

Muối có tính sát khuẩn nên có hiệu quả với các nhiễm trùng ở khoang miệng. Chị em có thể tự chế nước muối súc miệng bằng cách hoàn toàn 1 – 2 thìa với nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý ngoài cửa hàng.

Lá trà xanh

Lá trà xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều tác dụng như: chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, và đặc biệt là hiệu quả với bệnh tưa lưỡi khi mang thai.

Cách sử dụng như sau: Đun lá trà xanh với một chút nước và thêm vài hạt muối. Dùng nước trà đã để nguội để súc miệng hàng ngày.

Dù lựa chọn bất kỳ biện pháp điều trị nào, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Dù lựa chọn bất kỳ biện pháp điều trị nào, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Biện pháp phòng tránh bệnh tưa miệng khi mang thai

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tưa miệng khi mang thai, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn uống hàng ngày ít nhất hai lần một ngày và nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
  • Khám răng miệng thường xuyên, đặc biệt trong trường hợp bị tiểu đường hoặc đeo răng giả.
  • Chú ý khử trùng răng giả thường xuyên, không nên đeo răng giả khi đi ngủ. Nên lựa chọn các sản phẩm từ chất liệu cao cấp, an toàn và không kích ứng.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao, nhiều dầu mỡ, đồng thời hạn chế dùng đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê vì đây là những đồ uống có thể gây khô miệng, tưa miệng.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh tưa miệng khi mang thai. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống của bà bầu. Do vậy, tốt nhất là chị em nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ sớm.

Không bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rơ lưỡi bằng mật ong
Rơ lưỡi bằng mật ong: Hướng dẫn cho mẹ cách rơ lưỡi hiệu quả

Cách rơ lưỡi bằng mật ong là một trong những phương pháp dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để vệ sinh khoang...

Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện

Trong các phương dân gian chữa rơ lưỡi cho bé, giá đỗ là nguyên liệu được ưa chuộng hơn cả. Vậy thực hư công dụng...

Thuốc Nấm Lưỡi Daktarin: Công Dụng, Liều Dùng, Giá Bán
Thuốc Nấm Lưỡi Daktarin: Công Dụng, Liều Dùng, Giá Bán

Thuốc nấm lưỡi Daktarin là sản phẩm trị nấm phổ biến, có thể dùng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 4 tháng tuổi trở...

[Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?
[Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?

Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý đang là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Bởi mẹo này đem lại hiệu...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo