Bệnh nấm miệng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là bệnh lý rất hay gặp. Mặc dù nấm miệng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé cũng như ít lây lan sang ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu chủ quan với bệnh, để tình trạng kéo dài sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết tất cả các thông tin về bệnh này.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì?

Bệnh lý nấm miệng hay còn được biết đến với tên gọi tưa lưỡi là hiện tượng xuất hiện những màng giả mạc dày cợn màu trắng ở vùng niêm mạc miệng. Vùng thường bị nấm miệng ảnh hưởng nhất là bề mặt trên của lưỡi, gờ má, vòm họng. Bệnh do nấm candida albicans phát triển gây ra.

Nấm miệng lúc mới chớm là những chấm trắng nhỏ li ti sau đó nhanh chóng phát triển nhiều lên, dày đặc và ăn sâu vào lớp niêm mạc trong miệng bé. Khi gặp điều kiện thích hợp, các mảng giả mạc sẽ nhanh chóng lan rộng gây đau rát, khó chịu, khó cạo bóc và dễ dẫn đến tổn thương cho trẻ.

Nấm miệng ở trẻ nhỏ là bệnh khá phổ biến, ít nguy hiểm
Nấm miệng ở trẻ nhỏ là bệnh khá phổ biến, ít nguy hiểm

Trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi đến 10 tuổi thường gặp phải hiện tượng nấm miệng nhất, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non yếu. Người lớn cũng có thể mắc các bệnh nấm miệng với rất nhiều nguyên nhân bệnh lý nền khác nhau.

Bệnh nấm miệng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù nấm miệng ở trẻ là bệnh ảnh hưởng bên ngoài rất dễ chữa nhưng nếu chủ quan sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Không chỉ gây ra những thương tổn trên khu vực niêm mạc miệng, trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng khi bú,đau rát khi bú hoặc nuốt, dễ kích động hơn, luôn quấy khóc và cáu kỉnh.

Ở một số trường hợp, nấm miệng có thể truyền nhiễm cho mẹ trong quá trình bú, sau đó lây ngược lại giữa núm vú mẹ và miệng bé khiến bệnh phát triển hơn và khó trị dứt điểm.

Đối với các trường hợp chủ quan xem thường bệnh, không chữa hoặc chữa sai cách, nấm miệng sẽ có nguy cơ biến chuyển nghiêm trọng với diễn biến phức tạp. Cụ thể, khi nấm candida xâm nhập sâu vào các cơ quan khác trong cơ thể có thể là hệ tiêu hóa và hô hấp.

Nấm tới hệ hô hấp thông qua cổ họng trẻ khi hô hấp, thực quản và khí quản có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản, viêm phổi thậm chí là bệnh nấm phổi. Với hệ tiêu hóa, nấm xâm nhập vào cơ thể qua dạ dày khiến cho trẻ bị tiêu chảy mất nước, sút cân, và tình trạng cơ thể mệt mỏi nếu kéo dài sẽ đe dọa tính mạng bé.

Trẻ dễ quấy khóc và khó chịu khi bị bệnh nấm trong khoang miệng
Trẻ dễ quấy khóc và khó chịu khi bị bệnh nấm trong khoang miệng

Nguyên nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ

Trẻ bị nấm miệng nguyên nhân trực tiếp là do nấm Candida albicans gây ra. Trên cơ thể con người bình thường, loại nấm này có thể “chung sống” hoà bình mà không gây hại khi vi sinh vật duy trì ở mức cân bằng. Thế nhưng một số yếu tố thuận lợi đã tạo điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh mẽ khiến nấm Candida gây bệnh ở trẻ. Có thể kể ra một số yếu tố gây ra như là:

  • Hệ thống miễn dịch non yếu: Với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm miệng rất cao bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể còn rất yếu, dễ bị tấn công nhất. Dễ mắc nhất là các bé sinh non, sinh thiếu cân hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều này dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của nấm lấn át vi sinh vật có lợi.
  • Người mẹ bị nhiễm nấm men âm đạo: Khi mẹ bị nhiễm nấm âm đạo trong khi mang thai và chưa kịp chữa khỏi khi chuyển dạ sinh con có thể lây sang cho trẻ nếu sinh thường.
  • Sử dụng kháng sinh hoặc corticoid: Việc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng ở trẻ em. Ngoài ra ở một số trường hợp trẻ bị nấm miệng do tiếp xúc với các sản phẩm chứa nhiều corticoid khi dùng 1 số loại thuốc bôi da, thuốc hít trong điều trị hen suyễn hoặc thuốc hóa trị bệnh ung thư,…
    Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân gây bệnh
    Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra, trẻ có thể bị mắc nấm lưỡi do một số nguyên nhân khác, không thường gặp, bao gồm:

  • Khi bé mắc hội chứng Raynaud hoặc bệnh chàm sẽ có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn trẻ bình thường.
  • Trẻ bị mắc các bệnh về hệ miễn dịch như ung thư, HIV… làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng dẫn đến mắc các bệnh viêm nhiễm và nấm cao hơn.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh nấm miệng ở trẻ

Dấu hiệu thường gặp khi mới bắt đầu bị nấm miệng là sự hiện diện của những mảng trắng hình nhỏ li ti, giống như nổi cục bên trong niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm trắng này gây khó khăn khi làm sạch khác hẳn với tưa lưỡi do cặn sữa. Trong trường hợp cố gắng cạo bỏ được những đốm này sẽ thấy những nốt đỏ sẫm trong miệng.

Trên thực tế, nấm thường sẽ không gây ra nhiều đau đớn cho bé. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng có thể làm trẻ rất khó chịu, giảm khả năng ngon miệng dẫn tới biếng ăn, quấy khóc khi bú sữa vì bị đau, kích thích. Nấm miệng ở trẻ sơ sinh mà không điều trị sớm, sẽ nhanh chóng mọc dày và có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây ra những nguy hiểm khó kiểm soát.

Nấm miệng ở trẻ với những mảng giả mạc trắng
Nấm miệng ở trẻ với những mảng giả mạc trắng

Cách điều trị nấm miệng cho trẻ em hiệu quả nhất

Có nhiều phương pháp đơn giản và lành tính khác nhau giúp bậc cha mẹ dễ dàng chữa khỏi bệnh nấm miệng cho trẻ. Dưới đây là những hình thức chữa trị được đánh giá cao về hiệu quả cho phụ huynh tham khảo.

Điều trị nấm miệng bằng Tây y

Bệnh nấm miệng là loại bệnh rất dễ gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Vì thế, các loại thuốc điều chế, thuốc Tây y đặc trị loại bệnh này trên thị trường cũng vô cùng phong phú. Ưu điểm của việc dùng thuốc tây điều trị nấm miệng ở trẻ em là sự tiện dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tác nhân chính gây ra bệnh là nấm Candida hầu như bị loại bỏ triệt để và nhanh chóng chỉ trong vài lần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, khi chọn mua và sử dụng thuốc trị bệnh cho con, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Quan tâm đến các thành phần của thuốc, đối với những loại thuốc có công thức hóa học, khi thực hiện cho con cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tùy vào tình trạng bệnh nấm miệng cũng như cơ địa và sức khỏe của bé để áp dụng phương pháp trị bệnh cho hợp lý.
  • Cho trẻ khám và thực hiện sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi bé có dấu hiệu dị ứng, kích ứng sau khi sử dụng thuốc trị nấm miệng.

Xem thêm:

Điều trị nấm miệng cho bé bằng mẹo dân gian

Khi thực hiện rơ lưỡi trị nấm miệng bằng phương pháp dân gian, phụ huynh cần lưu ý lựa chọn cách làm khoa học và ít ảnh hưởng, hạn chế những rủi ro gây phản tác dụng và nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là 3 phương pháp lành tính được sử dụng và độ tuổi có thể thực hiện được của trẻ.

Dùng rau ngót rơ lưỡi:

Là một loại rau nhiệt đới phổ biến lành tính chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rau ngót không chỉ có tác dụng tiêu viêm, giải độc mà còn giúp loại bỏ các phần mảng bám tồn đọng trên lưỡi trẻ một cách hiệu quả và nhẹ nhàng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá rau ngót, sau đó đun sôi với nước muối loãng.
  • Đợi nước nguội bớt, nghiền nhỏ bã rau lọc lấy phần nước vệ sinh lưỡi trẻ 2 lần/ ngày.
  • Cách này giúp làm sạch miệng, hạn chế nấm lưỡi phát triển. Lưu ý phương pháp nên áp dụng cho bé từ 5 tháng tuổi.

Dùng nước muối sinh lý:

Đây là phương pháp cực kỳ đơn giản và an toàn cho trẻ sơ sinh. Bởi nước muối sinh lý có tác dụng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả và giúp làm sạch vùng lưỡi, nướu cho trẻ. Đặc biệt cách làm này còn giúp phòng tránh tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ. Có thể thực hiện để rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ nhất là sau khi ăn sữa công thức.

Dùng nước trà xanh loãng

Trong lá trà xanh có các hoạt chất giúp sát khuẩn tự nhiên cực kỳ tốt, cho nên có thể dùng nước trà để thực hiện trị tưa lưỡi cho bé.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, đun sôi với nước sạch với một chút muối rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày.
  • Nên áp dụng phương pháp này với trẻ trên 6 tháng tuổi.
    Chữa nấm miệng với trà xanh, nước muối và rau ngót mang lại hiệu quả tốt
    Chữa nấm miệng với trà xanh, nước muối và rau ngót mang lại hiệu quả tốt

Cách phòng và chăm sóc bé khi bị nấm miệng

Để phòng và ngăn ngừa tái mắc nấm miệng cho trẻ, điều tốt nhất nên bắt đầu từ cả phía phụ huynh và bản thân của bé. Cụ thể như sau:

Đối với bé bị nấm miệng:

  • Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối nhất là sau mỗi lần ăn uống. Thực hiện rơ miệng và đánh răng cẩn thận.
  • Sử dụng riêng khăn tắm và làm sạch những đồ cá nhân dễ là ổ phát nấm. Thường xuyên khử khuẩn với đồ chơi của bé tránh ảnh hưởng từ bào tử nấm gây bệnh ngoài môi trường.
  • Trong trường hợp bé có hệ miễn dịch kém, mắc HIV, tiểu đường hay bị ung thư…. phải kết hợp điều trị với nâng cao miễn dịch cẩn trọng.
    Rơ lưỡi cho bé thường xuyên để vệ sinh khoang miệng hạn chế nấm miệng ở trẻ
    Rơ lưỡi cho bé thường xuyên để vệ sinh khoang miệng hạn chế nấm miệng ở trẻ

Đối với bậc phụ huynh (nhất là đang có bé sơ sinh):

  • Khi cho bé ti mẹ, cần vệ sinh đầu vú thường xuyên nhiều lần trong ngày.
  • Giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giường nằm và khu vực bé thường tiếp xúc sạch sẽ, khô thoáng.
  • Điều trị nấm men âm đạo càng sớm càng tốt nhất là trong giai đoạn mang thai. Tốt nhất là đến khám và điều trị kịp thời trước khi sinh bé tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường.
  • Tránh hôn, tiếp xúc trực tiếp nước bọt khi bản thân bị nhiễm nấm, đồng thời hạn chế để người lạ hôn bé, lây nhiễm bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh nấm miệng ở trẻ cho bậc phụ huynh tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về loại bệnh lý này để có thể phòng tránh và điều trị cho bé đúng lúc, kịp thời và an toàn.

Thông tin hữu ích:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện

Trong các phương dân gian chữa rơ lưỡi cho bé, giá đỗ là nguyên liệu được ưa chuộng hơn cả. Vậy thực hư công dụng...

Gợi ý 7 loại thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Gợi Ý 7 Loại Thuốc Trị Nấm Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Nấm lưỡi là tình trạng thường gặp gây ra chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khá nhiều cách trị nấm...

Hướng Dẫn 4 Bước Hỗ Trợ Trị Nấm Lưỡi Bằng Mật Ong An Toàn Tại Nhà
Hướng Dẫn Hỗ Trợ Trị Nấm Lưỡi Bằng Mật Ong An Toàn Tại Nhà

Trị nấm lưỡi bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bé. Thế...

6+ loại thuốc trị nấm lưỡi tốt nhất hiện nay
Top 6+ Loại Thuốc Trị Nấm Lưỡi Tốt Nhất Hiện Nay

Nấm lưỡi là một bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Sự phát triển của chúng tạo ra những mảng trắng...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo