[Giải Đáp] Nấm Lưỡi Có Lây Không? Nên Phòng Tránh Thế Nào?

ViDetal Care nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về vấn đề liệu nấm lưỡi có lây không và có những cách nào để phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này và hướng dẫn cách xử lý an toàn, hạn chế tái phát bệnh cũng như lây lan qua bài viết sau.

Bệnh nấm miệng có lây không và lây qua đường nào?

“Nấm lưỡi có lây không” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bệnh nấm lưỡi không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn xuất hiện cả ở người lớn có sức đề kháng yếu. Nấm miệng hình thành chủ yếu do virus Candida Albicans hoạt động mạnh gây tổn hại các mô mềm trong khoang miệng. 

Nấm lưỡi là một bệnh lý tương đối lành tính đối với những người có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên với người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém virus Candida Albicans hoạt động mạnh và có khả năng lây lan sang các vị trí khác, gây biến chứng. 

Virus Candida Albicans xâm nhập và hoạt động trong khoang miệng gây nấm lưỡi
Virus Candida Albicans xâm nhập và hoạt động trong khoang miệng gây nấm lưỡi

Như vậy với câu hỏi liệu “bệnh nấm lưỡi có lây không” thì câu trả lời là CÓ. Không những vậy, nấm lưỡi có thể lây lan từ người này sang người khác qua một số hình thức, cụ thể:  

  • Lây qua đường truyền miệng: Virus Candida Albicans có thể truyền từ miệng người này qua người khác khi có tiếp xúc thân mật như hôn, dùng chung cốc nước…
  • Lây qua đường tình dục: Người lớn bị nấm lưỡi khi quan hệ tình dục theo kiểu oral sex có thể gây lây nhiễm chéo nấm từ âm đạo lên miệng. 
  • Nấm lưỡi lây từ mẹ sang con: Khi thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo khiến thai nhi có nguy cơ lây nhiễm cao hơn đặc biệt là khi mẹ sinh thường. Trường hợp mẹ bị nấm ở vú cũng có thể lấy cho bé khi bé ti sữa mẹ.

Những dấu hiệu nhận biết đã bị lây nấm lưỡi

Khi bị lây nấm lưỡi người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này. Mọi người có thể dựa theo đó để xác định cấp độ và có phương án điều trị kịp thời, nếu phát hiện và điều trị sớm nấm sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt hoàn toàn. Một số triệu chứng của bệnh nấm miệng gồm có: 

  • Trên bề mặt lưỡi hoặc các mô mềm trong miệng có xuất hiện các đốm màu trắng hoặc vàng. 
  • Trường hợp nặng hơn, nấm sẽ phát triển thành từng mảng lớn bám chắc và rất khó cạo sạch. Khi cạo hết sẽ để lại những vết tròn sưng đỏ như vết hắc lào và có thể chảy máu. 
  • Miệng có cảm giác khô, khóe miệng xuất hiện các vết nứt nhỏ gây cảm giác đau và ngứa.
  • Hơi thở có mùi khó chịu do chất thải của virus Candida Albicans gây ra, sau khi đánh răng vẫn thấy có mùi.
  • Đối với trẻ nhỏ, khi bị lây nấm miệng bé sẽ quấy khóc, bỏ ăn và sốt nhẹ. 
  • Đầu ti mẹ bị nhiễm nấm lưỡi do bé bú sẽ xuất hiện các nốt đỏ kèm theo các giác ngứa ngáy và đau rát.

Xem thêm

Lưỡi bị nấm xuất hiện các cụm trắng trên bề mặt lưỡi hoặc xung quanh khoang miệng
Lưỡi bị nấm xuất hiện các cụm trắng trên bề mặt lưỡi hoặc xung quanh khoang miệng

Biện pháp phòng ngừa lây lan nấm lưỡi ở trẻ nhỏ và người lớn hiệu quả

Về vấn đề “nấm lưỡi có lây không”, như đã nói ở trên, bệnh có thể lay lan qua nhiều đường. Do đó, vấn đề phòng tránh cũng rất được quan tâm. Thực tế, bệnh nấm lưỡi dễ lây lan nhưng vẫn có thể phòng tránh được nếu bạn chủ động tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và biết cách tự phòng ngừa. Để ngăn ngừa nấm lưỡi mọi người cần lưu ý:

  • Nên sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày, vệ sinh răng miệng thật sạch.
  • Xây dựng thực đơn khoa học để đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung các món ăn chứa nhiều vitamin và chất xơ từ rau, củ, quả giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, chống lại các vi khuẩn gây hại.
  • Mỗi ngày nên ăn một hộp sữa chua để loại bỏ nấm gây hại và bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 
  • Không nên sử dụng các loại thuốc xịt họng trong thời gian quá dài.
Ăn sữa chua hàng ngày giúp cung cấp lợi khuẩn đồng thời làm ức chế hoạt động của virus gây nấm miệng
Ăn sữa chua hàng ngày giúp cung cấp lợi khuẩn đồng thời làm ức chế hoạt động của virus gây nấm miệng

Ngoài ra, các biện pháp ngăn ngừa nấm lưỡi còn được chuyên gia tư vấn riêng cho từng nhóm đối tượng, cụ thể: 

Cách ngăn ngừa nấm lưỡi cho trẻ nhỏ

Trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng cao hơn so với người lớn, đặc biệt là khi nấm lưỡi có thể lây lan theo nhiều đường khác nhau. Để phòng ngừa nấm lưỡi cho trẻ bố mẹ cần lưu ý: 

  • Hạn chế cho trẻ dùng chung đồ đạc với các thành viên khác trong gia đình. Nếu nhà có nhiều em bé nên sử dụng bình sữa, dụng cụ chăm sóc cá nhân riêng. 
  • Vệ sinh răng miệng cho bé 2 lần/ngày, đối với trẻ sơ sinh dùng rơ lưỡi, trẻ đã mọc răng hướng dẫn bé dùng bàn chải đánh răng và có sự giám sát của bố mẹ. 
  • Người lớn không nên thơm, hôn vào miệng bé, vi khuẩn có thể xâm nhập qua các tiếp xúc thân mật hàng ngày. 
  • Sát trùng, khử khuẩn các đồ dùng của bé như bình sữa, ti giả, đồ chơi… bằng nước nóng trước khi sử dụng. 
Đánh tưa lưỡi cho bé 2 lần/ngày để làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn
Đánh tưa lưỡi cho bé 2 lần/ngày để làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn

Cách phòng ngừa nấm miệng cho người lớn

Khi trẻ bị nấm khả năng lây lan sang cho những người lớn trong nhà rất cao do tiếp xúc trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày, những người xung quanh có nguy cơ nhiễm nấm thấp hơn. Để ngăn ngừa nấm lây lan sang cho người thân từ trẻ nhỏ, trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú trong thời gian ngắn rồi đổi bên, trong lúc đổi bên mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn mềm, nước muối ấm để lau rửa đầu vú bé vừa ti. Sau khi bé ti xong mẹ cũng nên rửa lại bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn bề mặt. 
  • Trường hợp trẻ bị nấm nặng mẹ nên vắt sữa ra và cho bé bú bình đến khi điều trị khỏi. 

ĐỌC THÊM: Hướng Dẫn Hỗ Trợ Trị Nấm Lưỡi Bằng Mật Ong An Toàn Tại Nhà

Nếu bé bị nấm lưỡi nặng mẹ nên cho bé ti bình để tránh bị lây nhiễm
Nếu bé bị nấm lưỡi nặng mẹ nên cho bé ti bình để tránh bị lây nhiễm

Nên làm gì khi bị nấm miệng? Có những cách điều trị nào?

Khi nhận thấy các triệu chứng bị nấm miệng, mọi người nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn đó chính là Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care.

Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm nấm bằng các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ đó xác định nguyên nhân, tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Một số trường hợp nhiễm nấm nặng có thể phải sử dụng các loại thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh kê đơn đi kèm trong 10 – 14 ngày. 

Đối với trẻ nhỏ sẽ ưu tiên điều trị bằng các giải pháp an toàn, hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc trị nấm lưỡi có tính kháng sinh. Bố mẹ có thể sử dụng gạc dơ lưỡi tẩm nước muối, hoặc các dung dịch trị nấm được bác sĩ chỉ định để dơ miệng cho bé 2 lần/tuần. Thực hiện liên tục và đều đặn cho đến khi nấm lưỡi hoàn toàn biến mất.

Amphotericin B được chỉ định dùng trong trường hợp người lớn bị nấm lưỡi nghiêm trọng
Amphotericin B được chỉ định dùng trong trường hợp người lớn bị nấm lưỡi nghiêm trọng

Người lớn có thể điều trị nhanh chóng bằng một số loại thuốc trị nấm miệng như thuốc chống nấm Fluconazole, Sporanox, thuốc nấm lưỡi Daktarin, viên ngậm chống nấm clotrimazole, thuốc trị nấm miệng Nystatin… Trường hợp nấm nặng có thể phải sử dụng đến Amphotericin B. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng kèm một số loại vitamin, vi chất, sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Như vậy đáp án cho câu hỏi “nấm lưỡi có lây không?” là có. Virus gây nấm lưỡi có thể tồn tại và lây lan theo nhiều hình thức và có thể phát triển thành bệnh lý mãn tính. Vì vậy mọi người nên chủ động phòng ngừa và có phương án điều trị kịp thời để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. 

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dung dịch rơ miệng
Dung dịch rơ miệng: Giải đáp những thắc mắc cho mẹ bỉm sữa

Trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển dù chưa mọc chiếc răng nào nhưng cũng cần được cha mẹ vệ sinh răng miệng...

Thuốc Trị Nấm Miệng Nystatin Là Gì? Liều Dùng, Giá Bán
Thuốc Trị Nấm Miệng Nystatin Là Gì? Liều Dùng, Giá Bán

Thuốc trị nấm miệng Nystatin là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan tới nhiễm nấm ở...

Rơ lưỡi cho bé bằng gì
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và hiệu quả nhất hiện nay?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì đúng cách và sạch sẽ? Đây là những thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa khi...

Bị Nấm Lưỡi Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì [Tư Vấn Từ Chuyên Gia]
Bị Nấm Lưỡi Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì [Tư Vấn Từ Chuyên Gia]

Nấm lưỡi gây ra bởi sự tấn công của nấm men Candida, khiến người mắc đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo