Ê Buốt Răng Sau Khi Trám, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Ê buốt sau khi trám răng là vấn đề mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện kỹ thuật này. Tình trạng ê buốt có thể kéo dài trong nhiều ngày, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ nguyên nhân của hiện tượng này và cách xử lý trong bài viết sau đây.

 Vì sao sau khi trám răng bị ê buốt?

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, bác sĩ sẽ dùng một lớp vật liệu nhân tạo có màu giống như men răng để lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng. Trám răng sẽ khắc phục được các tình trạng: Răng bị sứt, vỡ, răng sau khi điều trị lỗ sâu, răng bị mòn men, mòn cổ răng, răng thưa,…

Trám răng là một kỹ thuật đơn giản được áp dụng để xử lý nhiều vấn đề về cấu trúc răng
Trám răng là một kỹ thuật đơn giản được áp dụng để xử lý nhiều vấn đề về cấu trúc răng

Trong trường hợp trám răng xong bị ê buốt, bạn cần đến cơ sở nha khoa để xác định rõ nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời. Nhìn chung, hiện tượng ê buốt răng sau khi trám hầu hết đều xuất phát từ việc quy trình trám răng không được đảm bảo, cụ thể:

Quy trình trám răng chưa đúng kỹ thuật

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt sau khi trám. Đã có rất nhiều trường hợp sau khi trám răng sâu bị ê buốt, nguyên nhân đến từ việc chỗ sâu răng không được làm sạch, mầm mống vi khuẩn vẫn còn tồn tại bên trong. Hậu quả là vi khuẩn tiếp tục tác động gây ra cảm giác ê nhức, đặc biệt là răng hàm. 

Cảm giác ê buốt này có thể sẽ lan xuống tủy răng và gây kích ứng lên đầu tủy khiến cho bệnh nhân đau nhức khó chịu. Ngoài ra, nếu thao tác trám không đảm bảo đột khít hoàn toàn, miếng trám bị hở, trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ lọt vào gây ra cảm giác ê nhức cho răng. 

Xem thêm: Bị ê răng sau khi lấy cao răng phải làm thế nào?

Việc lấy tủy – điều trị nội nha không được tiến hành triệt để

Khi tủy không được làm sạch, phần tủy răng còn lại sẽ hoại tử, kết hợp với sự kích thích từ vết trám lâu ngày, gây ra hiện tượng đau nhức. Thậm chí trường hợp nặng hơn còn có thể dẫn đến rụng răng, áp xe ổ xương răng.

Việc điều trị nội nha không đảm bảo rất dễ dẫn đến ê buốt răng sau khi trám
Việc điều trị nội nha không đảm bảo rất dễ dẫn đến ê buốt răng sau khi trám

Áp lực nén của vật liệu vào xoang

Áp lực nén của vật liệu trám vào xoang sẽ làm dịch chuyển ống ngà bên trong răng, dẫn truyền tới tủy răng gây ra cảm giác đau nhức. Áp lực nén của vật liệu trám vào xoang sẽ làm dịch chuyển ống ngà bên trong răng, dẫn truyền tới tủy răng gây ra cảm giác đau nhức.

 Với các trường hợp khác, trong quá trình chiếu đèn để làm cứng thuốc, miếng trám sẽ có xu hướng co về phía đầu đèn, tạo ra một khoảng trống tại mặt liên kết giữa vật liệu và ngà răng. Sau đó, dịch ngà sẽ lấp đầy khoảng trống này rồi tạo thành áp lực khi nhai khiến chất lỏng di chuyển tạo ra cảm giác đau nhức.

Trong trường hợp sau khi hàn trám răng chỉ bị ê buốt trong khoảng 1 – 2 tuần đầu tiên thì không có gì đáng lo. Nếu tình trạng ê nhức kéo dài hơn 2 tuần, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời. 

Trường hợp răng bị ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Trường hợp răng bị ê buốt kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Xem thêm: Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả

Làm gì để giảm ê buốt răng sau khi trám?

Để giảm nhanh cảm giác ê nhức răng sau khi trám, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Dùng tỏi hoặc gừng: Gừng và tỏi là những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Để giảm nhanh cảm giác đau nhức, bạn hãy lấy 1 lát gừng, nếu dùng rỏi thì dập 1 nhánh tỏi, đắp vào chỗ răng bị ê buốt trong vòng 15 – 20 phút. 
  • Dùng nước muối: Súc miệng bằng nước muối cũng là một phương pháp giảm ê nhức răng vô cùng hiệu quả. Khi súc miệng, bạn nên ngậm nước muối trong khoảng 1 – 2 phút rồi mới nhổ ra ngoài, áp dụng từ 3 – 5 lần/ngày.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đá lạnh hoặc khăn nóng để chườm vào vị trị ê buốt sau khi trám răng. 
Gừng và tỏi có tác dụng giảm ê buốt răng sau khi trám rất tốt
Gừng và tỏi có tác dụng giảm cảm giác ê buốt rất tốt

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những phương pháp giảm ê buốt tạm thời, chỉ mang lại tác dụng trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến cơ sở nha khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc phục. 

Xem thêm: Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn phải làm sao?

Một số lưu ý phòng tránh ê buốt răng khi trám

Để hạn chế hiện tượng sau khi trám răng bị ê buốt, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên tiến hành hàm trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo về máy móc thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng hoặc quá dai trong những ngày đầu sau khi trám răng.
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm và bàn chải lông mềm trong thời gian đầu sau khi tiến hành trám răng. 
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian uống. 
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng của chỗ trám và thông báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện gì bất thường. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng ê buốt răng sau khi trám. Cảm giác ê buốt có thể kéo dài hoặc sớm kết thúc, để biết được rõ nguyên nhân, bạn nên đến nha sĩ để khám và điều trị kịp thời. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất
Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất

Mắc các bệnh lý về răng miệng cản trở không ít đến quá trình sinh hoạt thường ngày và gây khó trong việc ăn uống,...

[Xem Ngay] Top 3 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Phổ Biến Nhất
[Xem Ngay] Top 3 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Phổ Biến Nhất

Thuốc giảm đau răng khôn giúp giảm nhanh và hiệu quả các cơn đau nhức, khó chịu. Vậy bệnh nhân có thể sử dụng những...

bà bầu bị đau răng
Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng tới em bé không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bà bầu bị đau răng là tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ. Tùy từng trường hợp và mức độ biểu hiện, đau răng...

Tìm hiểu cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả
2 cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Dân gian thường sử dụng rượu cao để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở răng đồng thời giúp củng cố răng chắc khỏe...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo