Bị ê răng sau khi lấy cao răng phải làm thế nào?

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là trường hợp không hiếm gặp xảy ra.. Đôi khi đây được coi là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến phần men răng bên ngoài khiến người bệnh bị buốt răng sau khi thực hiện. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục nào hiệu quả nhất tình trạng răng bị ê buốt răng sau khi lấy vôi răng?

Bị ê răng khi lấy cao răng có đáng lo ngại?
Bị ê răng khi lấy cao răng có đáng lo ngại?

Lấy cao răng là phương pháp gì?

Cao răng là một chất dạng rắn, biểu hiện lắng cặn cứng của các muối vô cơ canxi carbonat và phosphate kết hợp với cặn mềm là các mảnh vụn thừa bám lại của thức ăn. Khi tồn tại trong miệng chúng không ngừng được gia tăng thêm bởi các chất khoáng trong khoang miệng, vi khuẩn và hiện tượng lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.

Ban đầu, các mảng bám vôi răng khá mềm và trong suốt, nhưng sau khoảng 1 tuần không được loại bỏ, chúng sẽ bắt đầu đổi màu và trở nên rất cứng, bám chặt trên chân răng và nướu. Màu sắc thông thường của vôi cao răng là vàng sậm hoặc đen, kết cấu cứng, bề mặt thô ráp. Cao răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng gây mất thẩm mỹ, tạo nơi trú ẩn của vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng gây nhiều bệnh lý như viêm nha chu, áp xe nướu răng, viêm lợi,….

Mảng cao răng trong miệng có thể nhìn thấy với mắt thường.
Mảng cao răng trong miệng có thể nhìn thấy với mắt thường.

Lấy cao răng là quá trình nha sĩ sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng tác động làm rời, tách mảng bám ra khỏi nướu và thân răng một cách an toàn. Đây là một kĩ thuật tương đối đơn giản trong nha khoa tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo và thao tác chính xác ở bác sĩ thực hiện.

Tại sao có hiện tượng bị ê răng sau khi lấy cao răng?

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là tình huống nhiều người gặp phải. Cũng chính vì hiện tượng này, nhiều người cho rằng lấy cao răng là một hành động không tốt, gây hại cho răng.

Trên thực tế, bị ê buốt răng lại là một hiện tượng sinh lý bình thường vì khi răng chịu tác động của ngoại lực từ việc tách mảng bám ra sẽ có những phản ứng nhất định và trở nên nhạy cảm. Sự nhạy cảm này không kéo dài quá lâu, chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn sau khi lấy cao răng và sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau đó.

Mặc dù vậy, nếu bị ê buốt lâu dài thì khả năng cao là có những bất điểm thường xảy ra và vấn đề có thể rơi vào một trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Kỹ thuật lấy cao răng thiếu chính xác: Nếu thực hiện lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay với những mảng bám cứng chắc mà được không đảm bảo thì có thể gây va chạm vào men răng hoặc nướu gây tổn thương, chảy máu. Người thực hiện lấy cao răng không thực hiện chính xác có thể sau đó răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
  • Do cấu trúc nền răng yếu: Khi nền răng của người bệnh yếu và nhạy cảm sẵn thì dù kỹ thuật lấy cao răng đảm bảo, chuyên nghiệp và thực hiện bằng máy siêu âm thì sự ê buốt răng sau đó vẫn xảy ra. Với các trường hợp răng yếu khi thực hiện các hoạt động chăm sóc, vệ sinh răng thường dễ bị kích ứng và trở nên dễ tổn thương hơn so với những chiếc răng khỏe mạnh.
  • Có thể do răng bị thiểu sản men: Đối với người bệnh có răng bị thiểu sản men đa phần đều bị ê buốt sau khi lấy cao răng. Những chiếc răng bị thiểu sản thường có lớp men bên ngoài bị mòn, thiếu độ bóng nên những tác động dù nhỏ cũng đều sẽ gây cho răng cảm giác ê buốt.
Tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng thường gặp ở nhiều người
Tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng thường gặp ở nhiều người

Cách chữa bị ê răng khi lấy cao răng tại nhà

Mặc dù hiện tượng răng ê buốt sau khi lấy cao răng không kéo dài quá lâu nhưng cũng gây ra những lo lắng và ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

Với những trường hợp răng yếu và cảm thấy ê buốt ngay cả khi không lấy cao răng cũng luôn cảm thấy sợ hãi một số loại thức ăn hoặc hoạt động nào tác động lực tới răng. Dưới đây là cách khắc phục được nhiều người sử dụng thành công giảm ê buốt.

Bài viết hay:

Giảm ê buốt răng với mẹo dân gian đơn giản

Ưu điểm của các mẹo dân gian là có thể điều trị ê buốt một cách nhẹ nhàng, ít tốn kém và dễ dàng thực hiện. Hơn nữa hầu hết các phương pháp dân gian trị ê buốt đều lành tính, an toàn và không tác dụng phụ. Dưới đây là 3 mẹo hay người bệnh có thể tham khảo:

Giảm ê răng sau khi lấy cao răng bằng tỏi

Hoạt chất có chứa trong thành phần của tỏi có tính kháng khuẩn cực mạnh, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt các chất này giúp ngà răng bị tổn thương do lấy cao răng sai cách được phục hồi, men răng được bù khoáng và tăng cường độ khỏe cho răng. Vì thế nếu người bệnh gặp hiện tượng bị ê răng sau khi lấy cao răng có thể sử dụng tỏi làm giảm bớt nhanh chóng.

Cách thực hiện mẹo dân gian này khá đơn giản, chỉ cần vài lát tỏi thái lát thật mỏng để hấp thụ nhanh, chà sát nhẹ lên bề mặt răng trong khoảng từ 3 – 5 phút. Thực hiện 3 lần mỗi ngày tình trạng ê buốt răng nhạy cảm sẽ được cải thiện đáng kể.

Dùng lá bạc hà:

Bạc hà theo đông y có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp công dụng tốt trong việc chữa ê buốt răng cửa. Thêm vào đó, trong tinh dầu lá bạc hà còn có tác dụng gây tê tại chỗ làm giảm hiện tượng ê buốt ngay tức khắc.

Để thực hiện chữa bị ê răng sau khi lấy cao răng với bạc hà, người bệnh có thể dùng vài gram lá bạc hà tươi hãm với nước sôi để ngậm khoảng 5 phút rồi súc miệng. Thực hiện hàng ngày chứng ê buốt sẽ giảm đáng kể.

Mẹo dùng tỏi, nha đam và bạc hà trị ê răng hiệu quả
Mẹo dùng tỏi, nha đam và bạc hà trị ê răng hiệu quả

Dùng gel lô hội

Gel chứa trong lá của cây lô hội hay còn gọi là nha đam có tác dụng rất tốt đối với việc giảm chứng ê buốt và làm dịu cơn đau nhức răng một cách khá an toàn mang lại hiệu quả cao. Để giảm tác dụng không mong muốn khi lấy cao răng không đúng cách, người bệnh có thể dùng phần thịt của 1 bẹ nha đam tươi, đem rửa sạch rồi thái miếng nhỏ.

Sau đó, người bệnh tiến hành đắp những miếng nhỏ nha đam này lên toàn bộ phần răng bị ê buốt trong khoảng từ 5 – 10 phút. Khi hoàn thành súc miệng lại bằng nước muối cảm giác ê buốt sẽ giảm nhanh chóng.

Sử dụng thuốc Tây y trị bị ê răng sau khi lấy cao răng

Trên thực tế, khi bị ê răng sau khi lấy vôi răng không nhất thiết và hoàn toàn không cần phải sử dụng một loại thuốc tây y nào. Như đã nói, triệu chứng ê buốt răng chỉ là nhất thời khi bị tác động bên ngoài. Tuy nhiên, với những bệnh nhân gặp chứng răng nhạy cảm kéo dài thường xuyên sẽ có thể sử dụng một số loại gel trị ê buốt thông dụng trên thị trường theo chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm của các loại thuốc này là tiện lợi và hiệu quả nhanh vượt trội. Mặc dù vậy, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý khi dùng thuốc Tây y như sau:

  • Sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc trong trường hợp thực sự cần thiết.
  • Không lạm dụng, dùng thuốc quá nhiều lần trong ngày hoặc với liều lượng lớn.
  • Khi gặp mẫn cảm hoặc kích ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc nên nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được giải quyết và xử lý kịp thời.
Một vài trường hợp có thể phải sử dụng thuốc
Một vài trường hợp có thể phải sử dụng thuốc

Một số biện pháp phòng tránh bị ê buốt răng khi lấy cao răng

Để không bị ê răng sau khi lấy cao răng, người bệnh cần thực hiện những thói quen tốt như sau:

  • Đánh răng là việc luôn cần thiết và ưu tiên phải làm, đặc biệt là sau khi lấy cao răng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày khoảng 30 phút sau để hạn chế hình thành vôi cao.
  • Hạn chế các loại thức ăn dễ kích thích răng như nước uống lạnh, nóng, chua cay.
  • Giảm thiểu uống nước ngọt có gas, giàu axit để tránh tổn hại men răng.
  • Sau khi lấy vôi răng hạn chế dùng các loại thức ăn và đồ uống có màu như trà, cà phê, thuốc lá, chocolate, cà ri,… Các loại này dễ khiến răng ố vàng, mất thẩm mỹ.
  • Lựa chọn sử dụng bàn chải đánh răng có phần lông mềm để tránh tác động gây tổn thương men răng. Tốt nhất cho răng là thay bàn chải 3 tháng một lần.
  • Với răng nhạy cảm, người bệnh nên chọn loại kem đánh răng có chứa khoáng chất HAP giúp trám những ống ngà hở đồng thời ngăn chặn kích thích đến ngà răng giúp giảm hiệu quả cảm giác ê buốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng bị ê răng sau khi lấy cao răng. Với những chia sẻ trên hy vọng người bệnh sẽ có định hướng chữa trị tốt nhất và phù hợp nhất với cơ thể của bản thân.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đau răng khôn
Đau răng khôn cảnh báo bệnh lý gì? Cách điều trị an toàn và nhanh nhất

Đau răng khôn là tình trạng phổ biến, xảy ra trong suốt giai đoạn hình thành. Người bệnh có thể dễ dàng cảm thấy các...

Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả
Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả

Hiện nay, bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, các tình trạng liên quan đến bọc răng sứ cũng...

Đau Răng Nên Ăn Cháo Gì? Top 11 Loại Cháo Ngon, Bổ Dưỡng
Đau Răng Nên Ăn Cháo Gì? Top 11 Loại Cháo Ngon, Bổ Dưỡng

Khi bị đau răng, cháo là loại thực phẩm được nhiều người sử dụng nhất nhờ dễ ăn, dễ nuốt mà vẫn cung cấp được...

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt
Tại sao bị ê nhức răng khi ăn đồ ngọt? Những thông tin cần biết

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt là một trong những biểu hiện của bệnh lý răng là bệnh lý răng miệng mà người bệnh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo