Trẻ Chậm Mọc Răng Nên Bổ Sung Gì Là Tốt Nhất Cho Cơ Thể

Trẻ chậm mọc răng bổ sung gì để tăng cường sức khỏe và kích thích quá trình này diễn ra đúng bình thường hơn là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Bởi khi các bé cùng độ tuổi đã bắt đầu có những mầm răng đầu tiên nhú lên thì bé nhà mình vẫn chưa thấy biểu hiện gì. Để giải đáp cho vấn đề này, mời bạn đọc những thông tin chi tiết trong bài viết ngay dưới đây.

Tại sao trẻ lại bị chậm mọc răng? Có ảnh hưởng gì không?

Theo nghiên cứu của Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ trung bình trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Thông thường là chiếc đầu tiên sẽ là, răng cửa ở giữa và hàm dưới trước, sau đó là hàm trên, răng nanh và đến răng cối sữa. Cho đến khi bé 3 tuổi là hoàn thiện tất cả những chiếc răng sữa gồm 20 cái.

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng nhiều bé gặp phải hiện nay
Trẻ chậm mọc răng là tình trạng nhiều bé gặp phải hiện nay

Tùy từng thể trạng của mỗi bé mà có bé sẽ mọc răng sớm hơn 3 – 4 tháng tuổi đã thấy mầm răng xuất hiện nhưng có bé lại phải 8 – 9 tháng tuổi mới mọc. Vậy tại sao bé bị chậm mọc răng? Có nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích cho vấn đề này.

  • Do di truyền: Chậm mọc răng có thể bị di truyền từ bố mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình từ khi còn nhỏ như ông bà, cha mẹ, khiến bé sinh ra gặp phải tình trạng này.
  • Do thiếu chất dinh dưỡng: Trong quá trình chăm sóc bé, không cung cấp đủ những dưỡng chất đặc biệt là canxi và vitamin D khiến mầm răng không hình thành dẫn đến mọc răng chậm hơn so với mọi người.
  • Suy giáp: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể để hoạt động như người bình thường, khiến cho quá trình trao đổi chất gặp nhiều gián đoạn. Đây chính là nguyên nhân không chỉ khiến răng mọc chậm mà còn làm bé chậm biết nói, chậm đi hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Trong những trường hợp bé chậm mọc răng nhưng sức khỏe phát triển vẫn bình thường, đi thăm khám không có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào thì các bố mẹ không cần quá lo lắng. Bởi mỗi bé có một cơ địa khác nhau, chậm mọc răng hơn không có nghĩa là bé phát triển không được bình thường.

Tuy nhiên trong những trường hợp sau 18 tháng mà chiếc răng cửa đầu tiên vẫn chưa mọc, lúc này lại là biểu hiện của tình trạng sức khỏe bé đang gặp vấn đề. Khi đó, bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa để có sự can thiệp tác động từ bên ngoài hoặc điều trị để răng có thể mọc lên.

Tùy từng trường hợp mà bé bị chậm mọc răng có nguy hiểm hay không
Tùy từng trường hợp mà bé bị chậm mọc răng có nguy hiểm hay không

Khi trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì là tốt nhất?

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến chậm mọc răng ở trẻ được xác định là do thiếu dưỡng chất, ngay cả khi mắc bệnh suy giáp cũng là do vấn đề này gây ra. Cho nên để cải thiện vấn đề mọc răng chậm việc cung cấp đủ dưỡng chất cho bé là rất quan trọng ngay từ những tháng đầu tiên chào đời.

Vậy giải đáp vấn đề trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì để tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình mọc răng đúng chuẩn nhất. Các bác sĩ chuyên khoa đã giải thích điều này tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau của bé. Cụ thể như sau:

Đối với bé đang bú sữa mẹ

Trong giai đoạn bú sữa mẹ, phần lớn dưỡng chất đều được lấy từ dòng sữa của mẹ. Do đó, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày sao cho sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng và thơm ngon nhất.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong suốt thời kỳ mang thai và 6 tháng đầu tiên cho bé bú, mỗi ngày các mẹ cần bổ sung vào cơ thể một lượng Canxi khoảng 25-37.5mM Ca++/ngày. Thêm vào đó, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ cũng cần đảm bảo phải đủ:

  • Nhóm chất tăng cường sức khỏe và kích thích bé phát triển như thịt tôm, thịt cá, cua, và nhiều loại hải sản khác giàu omega-3, 6.
  • Nhóm chất giàu năng lượng được lấy chủ yếu từ các loại hạt ngũ cốc, các chất béo như sữa, phô mai và bơ thực vật.
  • Nhóm thực phẩm tăng cường sức đề kháng như trái cây giàu vitamin C, chất xơ từ rau củ quả, một số loại thịt,…

Xem thêm:

Bổ sung các thực phẩm giàu Canxi cho mẹ để nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn
Bổ sung các thực phẩm giàu Canxi cho mẹ để nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn

Bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn sơ sinh

Trong giai đoạn sơ sinh, bé chậm mọc răng cần bổ sung gì thì đây vẫn là giai đoạn hấp thụ Canxi chủ yếu từ sữa mẹ. Bên cạnh đó để cơ thể nạp được một lượng Canxi đủ nhất thì các bé cũng cần được cung cấp thêm vitamin D. Cách tốt nhất là cho bé tắm nắng mỗi ngày từ 15 – 30 phút. Thời điểm từ 5, 6 giờ đến 8,9 giờ sáng, đây chính là thời điểm mà ánh nắng mặt trời tốt nhất cho da bé, không chứa tia cực tím ảnh hưởng đến da.

Ngoài ra các bố mẹ cũng có thể bổ sung Canxi và Vitamin D bằng các loại viên uống hỗ trợ. Tuy nhiên trước khi dùng, các mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ, thăm khám cụ thể rồi mới dùng để chắc chắn về hiệu quả sử dụng là tốt nhất. Trong quá trình uống cũng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì khi bước vào thời kỳ ăn dặm

Khi đã đến tuổi ăn dặm nhưng bé vẫn có dấu hiệu của tình trạng răng mọc chậm. Lúc này các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé, cân bằng lượng Canxi và Photpho giúp kích thích mầm răng phát triển và mọc lên.

Theo tiêu chuẩn tỷ lệ Ca/P hàm lượng phù hợp nhất cho trẻ thời kỳ ăn dặm trong khoảng 1 – 1,5. Lượng Canxi cho bé trong thời kỳ sơ sinh và nhũ nhi là 0,4 – 0,6mg/ngày còn với trẻ từ 1 đến đủ 3 tuổi sẽ cần từ 0,7 đến 1,4mg mỗi ngày.

Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bé
Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bé

Ngoài sữa mẹ, sữa công thức thì nên bổ sung cho cơ thể bé bằng các loại thực phẩm khác nhau như phô mai, sữa chua, các loại hải sản có lượng Canxi lớn như cua, tôm, cá,… Thêm vào đó, trong các bữa ăn nên hòa thêm một thìa cà phê dầu ăn thực vật để hòa tan vitamin A, D giúp cơ thể bé hấp thụ Canxi được tốt hơn.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé khi bị mọc răng chậm

Chăm sóc bé sao cho cho phát triển hoàn chỉnh cả về thể chất và tinh thần là một quá trình, cân đối và áp dụng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, cần đặc biệt đến chú ý đến chu kỳ mọc răng cho bé. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng chậm dưới đây vừa là cách để cải thiện cũng như phòng tránh hiệu quả:

  • Chậm mọc răng có thể không ảnh hưởng gì mà do cơ địa của mỗi bé. Nhưng với đưa trẻ có biểu hiện khác lạ cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám cụ thể, các định nguyên nhân và có cách điều trị cho phù hợp nhất.
  • Lưu ý khi pha sữa công thức cho bé (với những bé đã bắt đầu cai sữa mẹ), không sử dụng nước bột, nước cháo hay các loại nước ép, nước rau củ để pha. Bởi điều này có thể làm cho lượng Canxi bị giảm đi, hấp thụ kém hơn rất nhiều.
  • Cân bằng lượng Canxi hấp thụ vào cơ thể với lượng Vitamin D cần thiết. Bởi chỉ khi nào có vitamin D thì lượng Canxi mới được phát huy đúng tác dụng, chắc răng, khỏe xương.
  • Thay vì những loại thực phẩm giàu vitamin D nên kết hợp tắm nắng mỗi ngày cho bé, kiên trì và áp dụng thực hiện sẽ mang lại hiệu quả tốt. Nên tắm nắng vào buổi sáng sớm, vì lúc này ánh sáng không quá gắt tốt cho làn da mỏng mang của bé.
  • Khuyến khích bé hoạt động năng động, nhiều hơn vừa để kích thích trí thông minh, cải thiện tính cách mà còn giúp cho cơ thể được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.
  • Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì và có nên uống thuốc hay không? Các mẹ không nên tự ý cho bé uống những loại viên uống bổ sung Canxi và Vitamin D. Tất cả đều cần sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ. Bởi một vài bé tình trạng sức khỏe chỉ phù hợp bổ sung Canxi bằng thực phẩm tự nhiên, nhưng có bé lại cần sự hỗ trợ của viên uống thực phẩm chức năng.
  • Xây dựng một thói quen sống an toàn, lành mạnh cho bé. Có thể tham khảo và áp dụng những mẹo trị mọc răng chậm trong dân gian để áp dụng tại nhà.

Trên đây là một số những thông tin trả lời cho vấn đề trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì là tốt nhất cho cơ thể và kích thích quá trình mọc răng sữa đúng chuẩn hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp nhanh chóng, có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và nuôi dưỡng bé tốt hơn trong hành trình lớn lên của bé.

Nên đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền Và Những Lưu Ý Cơ Bản Khác
Nhổ Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền Và Những Lưu Ý Cơ Bản Khác

Răng khôn là một trong những chiếc răng “phiền toái” nhất trên cung hàm. Chúng không chỉ “vô dụng” mà còn làm ảnh hưởng tới...

Cao răng là gì? Tác hại, cách loại bỏ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Cao răng là gì? Tác hại, cách loại bỏ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

Khi thấy phần chân răng xuất hiện các mảng bám có màu vàng hoặc đen thì đây chính là dấu hiệu bạn đã bị cao...

Răng cửa
Răng cửa: Chức năng và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Răng cửa là nhóm răng quan trọng nhất trong khuôn hàm của con người. Đây là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động ăn...

Răng khôn là gì? Chuyên gia giải đáp những vấn đề thường gặp
Răng Khôn Là Gì? Có Mấy Cái Và Mọc Ở Khi Nào?

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng gây nhiều ám ảnh cho người trưởng thành khi chúng xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo