Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm lợi trùm là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp có liên quan tới quá trình phát triển của răng khôn. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây viêm sưng, đau đớn và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Và bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về bệnh viêm lợi trùm và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm lợi trùm là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm lợi trùm được biết đến là một loại bệnh lý về răng miệng, xuất hiện trong quá trình người bệnh mọc răng khôn. Bệnh khởi phát khi phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn, khiến cho răng khôn bị mắc kẹt.

Viêm lợi trùm răng hàm được coi như là một trong những biến chứng do tình trạng mọc răng khôn gây ra. Bệnh có thể tự phục hồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày nếu vi khuẩn không tấn công. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nướu bị viêm nhiễm nặng, gây đau nhức nhiều và lây lan sang các phần nướu của những răng bên cạnh. Từ đó, phát sinh ra tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng, làm ảnh hưởng sang các răng kế bên, đặc biệt là răng hàm số 7.
  • Lâu dần, viêm lợi trùm gây ra u răng có mủ sẽ tiết ra các chất axit làm mòn men răng, lợi. Sau đó dẫn đến tình trạng răng suy yếu khiến răng khôn dưới nướu bị lung lay, gây đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.
  • Người bệnh rất khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ nếu nướu bị viêm lợi trùm kéo dài, dễ khiến vi khuẩn lan sang các răng xung quanh gây bệnh, làm tình trạng bệnh thêm phức tạp.
Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Nguyên nhân và dấu hiệu điển hình của bệnh viêm lợi trùm

Khi bị viêm lợi trùm, các vụn đồ ăn, thức uống sẽ dễ dàng bám vào và tích tụ lại trong kẽ lợi và răng. Việc vệ sinh răng lợi lúc này trở nên rất khó khăn. Theo đó, mảng bám cùng các axit trong nước bọt tạo ra môi trường có lợi cho vi khuẩn gây nên những viêm nhiễm có hại cho răng, khiến lợi sưng phồng.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn đọc nhận biết bệnh viêm lợi:

  • Lợi sưng đỏ: Phần lợi trùm trên phần răng khôn bị sưng phồng và tấy đỏ. Khi ấn vào phần lợi trùm này, người bệnh sẽ thấy đau đớn, có thể thấy chảy nước và mủ.
  • Đau răng: Những cơn đau ở răng là tình trạng thường gặp nhất. Cảm giác đau nhức sẽ kéo dài, thậm chí nuốt nước bọt hay há miệng đều đau. Lợi trùm khi bị viêm nặng sẽ gây viêm ảnh hưởng trực tiếp đến phần quanh thân răng và hàm.
  • Sốt và nổi hạch: Viêm lợi trùm có thể kèm theo sốt. Phần góc hàm bị sưng và xuất hiện hạch ở vùng cổ.
  • Chảy nước miếng: Lợi trùm bị viêm và sưng to sẽ khiến người bệnh khó có thể ngậm miệng như bình thường. Khi đi ngủ, người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng nước miếng bị chảy và có mùi hôi khó chịu.

Đây chính là những dấu hiệu để bạn đọc có thể nhận biết được tình trạng viêm lợi trùm. Dựa theo những đặc điểm này, bạn đọc nên nhanh chóng tìm đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm lợi trùm rất dễ nhận biết
Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm lợi trùm rất dễ nhận biết

Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất

Viêm lợi trùm gây nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng khôn, đồng thời các thức ăn dễ bám vào kẽ lợi gây làm viêm nhiễm. Do vậy, bệnh cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn này.

Chữa viêm lợi trùm tại nhà

Các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như tỏi, đinh hương sẽ là mẹo chữa bệnh viêm lợi, viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả: 

  • Tỏi: Trong củ tỏi có thành phần kháng khuẩn, giảm sưng viêm nên có thể áp dụng để điều trị viêm lợi trùm nhanh chóng ngay tại nhà. Mỗi khi đau nhức người bệnh hãy sử dụng hỗn hợp tỏi và muối đã được nghiền nát thoa lên vùng lợi từ 3 – 5 phút để giảm đau nhức.
  • Sử dụng đinh hương: Đinh hương không chỉ giúp giảm đau, tiêu viêm mà còn giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng. Bạn đọc hãy thực hiện chấm tinh dầu đinh hương lên vùng lợi 2 – 3 lần/ngày. Lúc đầu có thể cảm thấy nóng rát nhưng sau đó sẽ dễ chịu hơn nhiều.

Lưu ý: Những biện pháp điều trị tại nhà chỉ nên áp dụng cho những trường hợp viêm lợi trùm nhẹ. Với những trường hợp nặng, có thể răng khôn đã mọc ngầm hoặc xiên lệch thì cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Đọc ngay:

Các biện pháp tại nhà có thể giúp cải thiện cơn đau nhưng không thể chữa bệnh khỏi hoàn toàn
Các biện pháp tại nhà có thể giúp cải thiện cơn đau nhưng không thể chữa bệnh khỏi hoàn toàn

Điều trị chuyên sâu tại nha khoa

Trên thực tế, mỗi trường hợp viêm lợi trùm sẽ có cách điều trị khác nhau. Dựa vào tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt viêm lợi trùm khi đang cho con bú, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục riêng. Tốt nhất, bạn đọc nên đến cơ sở y tế để được định hướng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bị viêm lợi trùm uống thuốc gì?

Khi cơn đau nhức đã quá khó chịu, người bệnh có thể dùng đến thuốc giảm đau hoặc kháng sinh để giảm đi những cơn đau này. Uống thuốc là một trong những biện pháp giảm đau răng khôn hiệu quả. Trong đó, một số loại thuốc thường được bác sĩ có thể kê đơn phải kể đến là:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu triệu chứng đau lợi, sưng nhức nhẹ thì có thể dùng kháng sinh như Spiramycin với liều 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày. Nếu có kèm triệu chứng sốt thì uống Spiramycin kết hợp với thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol.
  • Thuốc chống phù nề: Bác sĩ cũng có thể kê thuốc cho người bệnh một số loại thuốc chống phù nề như Alphachymotrypsin.
  • Thuốc điều trị toàn thân: Có một số dạng thuốc điều trị toàn thân được áp dụng: Penicilline, Docyxyline, Amoxicilin,…

Tuy nhiên, cách chữa viêm lợi trùm bằng cách uống thuốc chỉ áp dụng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Đồng thời, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cắt lợi trùm điều trị viêm lợi có mủ

Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao chính là cắt lợi trùm. Trên thực tế, cắt lợi trùm là một tiểu phẫu nhỏ, được thực hiện đơn giản giúp loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng khôn.

Cắt lợi trùm chính là giải pháp giúp giải phóng không gian và tạo điều kiện cho răng khôn tiếp tục mọc lên. Quá trình thực hiện tương đối nhanh chóng, ban đầu các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi cần phải loại bỏ. Tiếp đến, Laser được sử dụng để cắt mặt trong, mặt ngoài và loại bỏ phần gốc lợi trùm.

Sau khi cắt lợi, tình trạng sưng và rỉ máu nhẹ sẽ xảy ra. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất và chỉ sau khoảng từ 1 – 2 tuần phần lợi sẽ hoàn toàn hồi phục.

Đa số các trường hợp bị bệnh đều được chỉ định cắt lợi trùm
Đa số các trường hợp bị bệnh đều được chỉ định cắt lợi trùm

Nhổ răng khôn điều trị viêm lợi trùm có mủ

Phương pháp hiệu quả nhất để có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi trùm chính là nhổ răng khôn. Nhổ răng khôn giúp ngăn chặn tình trạng viêm lợi trùm có mủ quay lại.

Bên cạnh việc điều trị dứt điểm viêm lợi trùm, nhổ răng khôn còn góp phần tạo ra khoảng trống trên cung hàm. Sau khi nhổ răng khôn thì vấn đề vệ sinh răng miệng sẽ được tiến hành một cách dễ dàng hơn. Điều này sẽ ngăn chặn được những bệnh lý răng miệng hình thành và phát triển.

Đặc biệt, đối với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần được nhổ bỏ kịp thời để không phát sinh nên những vấn đề xấu.

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng, ăn uống bị viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm khiến việc ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn. Khi bị bệnh, bạn đọc cần chú ý:

Chế độ chăm sóc răng miệng:

  • Không nên chơi thể thao hoặc hoạt động quá sức, đánh răng, súc miệng, khạc nhổ trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện tiểu phẫu cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.
  • Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa để đảm bảo phần phẫu thuật không bị vi khuẩn tấn công. Chú ý không đánh răng đến phần lợi bị viêm và có thể dùng nước súc miệng chuyên dụng thay thế khi mới thực hiện tiểu phẫu.
  • Nên chườm đá cho vùng răng lợi mới thực hiện phẫu thuật để giúp giảm sưng viêm và giảm đau.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lợi:

  • Những thực phẩm có chứa nhiều đường như: bánh ngọt, snack, kẹo,…
  • Hạn chế những đồ uống có gas: nước ngọt, bia,…
  • Không nên sử dụng những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng: ớt, mù tạt, hạt tiêu,…
  • Đồ uống có chứa chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu…

Nên ăn:

  • Những thực phẩm giàu chất xơ và các vitamin như: rau xanh, các loại quả mềm như: bơ, chuối,…
  • Trà xanh: trong thành phần của trà xanh có chứa Polyphenols. Đây là hoạt chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn.
  • Các thực phẩm giàu canxi và các khoáng chất khác như: thịt, cá biển, trứng, sữa…
  • Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng dạng cháo, súp để hạn chế lực tác động lên phần lợi bị viêm.
Người bệnh trong quá trình điều trị nên ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hoá
Người bệnh trong quá trình điều trị nên ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hoá

Điều trị viêm lợi trùm ở đâu uy tín, chất lượng?

Nếu chưa biết thăm khám ở đâu uy tín, chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây:

Tại Hà Nội:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP Hà Nội:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 40 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • SĐT: 024-3 826 9722 hoặc 3 928 5172.

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội – Khoa Răng Hàm Mặt:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 1900 6422.

Bệnh viện Quân y 103 – Phòng khám và điều trị răng hàm mặt theo yêu cầu:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 104, đường Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
  • SĐT: 098 926 48 39.

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương tại TP Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 201a Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5.
  • SĐT: 028 385 35178 hoặc 028 385 56732.

Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM – Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 652 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5.
  • SĐT: 028 3855 8735 hoặc 028 3855 2641.

Bệnh viện Gia Định khám tại Khoa Răng Hàm Mặt:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 1 đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh.
  • SĐT: 028 38 412 692.

Trên đây chính là những gợi ý để bạn đọc có thể nhận biết và có phương hướng điều trị hiệu quả bệnh viêm lợi trùm. Bệnh lý răng miệng này gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, thậm chí còn gây suy nhược cơ thể nên cần được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Bài viết hay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng
Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bé có thể gặp...

Viêm lợi nổi hạch
Viêm lợi nổi hạch: Những hiểm họa khôn lường khi gặp phải

Viêm lợi nổi hạch là một trong những tình trạng có thể xảy ra khi người bệnh mọc răng khôn. Tuy nhiên, những triệu chứng...

Viêm lợi ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp đối với trẻ dưới 12 tuổi, đây cũng là nỗi lo lắng của rất...

Viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả 

Viêm lợi trùm răng khôn là hiện tượng thường gặp, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời....

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo