Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bé có thể gặp phải. Đa số trường hợp đều có nguyên nhân xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng. Để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp nụ cười của con, cha mẹ hãy tham khảo ngay những kiến thức hữu ích trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng là tình trạng tương đối phổ biến có thể khởi phát ở nhóm 2 tuổi trở lên hoặc thậm chí trẻ sơ sinh. Bên cạnh một số tác nhân khách quan, các dấu hiệu bất thường ở răng miệng chủ yếu xuất hiện do thói quen chăm sóc và vệ sinh hằng ngày của trẻ. Phụ huynh không nên có tâm lý chủ quan mà bỏ qua những nguy cơ gây bệnh gần kề như:

Chọn sai bàn chải

Răng của trẻ nhỏ và đặc biệt là nhóm đang trong giai đoạn mọc răng không thường đặc biệt nhạy cảm. Nếu sử dụng bàn chải với đầu lông cứng, bé chưa được hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng trầy xước, chảy máu nướu. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng
Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng

Chính vì vậy, trong những lần đầu đánh răng, bạn nên chủ động đồng hành cùng con và hướng dẫn cho tới khi con thành thạo các kỹ năng làm sạch cơ bản.

Chăm sóc răng miệng không tốt

Bé 2 tuổi bị viêm lợi chảy máu chân răng có thể do bỏ bê trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày. Do còn quá nhỏ nên trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc làm sạch. Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan của cha mẹ cũng chính là nguy cơ dẫn tới tình trạng này. Lượng mảng bám tích tụ lâu ngày trong miệng sẽ trở thành môi trường sinh sống lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng do chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không tốt có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là các chất quan trọng như Vitamin C, Vitamin D, Vitamin K, B2 và kẽm cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu men răng, răng mọc chậm hoặc một số bệnh lý liên quan tới nướu…

Nguyên nhân bệnh lý

Đối với trường hợp trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng, cha mẹ chắc chắn không thể bỏ qua những nguyên nhân đến từ bệnh lý răng miệng. Các bé thường có nguy cơ cao mắc các bệnh như:

  • Viêm loét niêm mạc lưỡi miệng: Cơ thể do tích tụ quá nhiều độc tố, thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng sẽ dẫn tới nhiệt miệng. Khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công dẫn đến tình trạng viêm nướu răng, chảy máu, sưng lợi…
  • Viêm lợi do mọc răng: Trong giai đoạn mọc răng sữa, trẻ thường bị viêm sưng lợi đi kèm với sốt nhẹ gây cảm giác khó chịu. Cha mẹ cũng đặc biệt nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Viêm lợi, chảy máu chân răng có mủ: Nếu quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo, dẫn tới tổn thương lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công có thể gây ra nhiễm trùng, sưng nướu răng. Lâu dần xuất hiện mủ viêm, gây hôi miệng, đau nhức kéo dài.

Triệu chứng khi trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng

Trẻ bị viêm lợi chảy máu chân răng có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bất thường. Chính vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi tiến trình mọc và phát triển của răng con trẻ. Đưa bé thăm khám y tế kịp thời ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như:

Triệu chứng khi trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng
Triệu chứng khi trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng
  • Trẻ chảy nước dãi nhiều bất thường, đặc biệt là vào buổi tối khi đi ngủ. 
  • Đối với một số trẻ sơ sinh còn kèm theo hiện tượng quấy khóc hoặc sốt nhẹ
  • Miệng có mùi hôi, lợi ngứa ngáy.
  • Phần nướu sưng viêm, đỏ tấy khác thường. Trẻ nhỏ hay cắn phá đồ đạc.

Cách giúp trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng khỏi bệnh nhanh

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được dựa trên tình trạng cụ thể và đặc điểm cơ địa của mỗi trẻ. Cha mẹ nên đưa con tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, tránh tự ý áp dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc có tâm lý chủ quan dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Thuốc bôi chữa viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ

Đối với các trường hợp chảy máu chân răng kèm theo sưng viêm lợi do bệnh lý như nhiệt miệng, viêm nướu…nha sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc bôi ngoài như:

  • Kháng sinh Lysozyme có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm.
  • Tetracyclin hoặc Penicillin giúp chống viêm, giảm sưng đau, và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc bôi dạng gel giúp giảm sưng nướu, gây tê nhẹ đối với trường hợp nhiệt miệng.

Lấy cao răng

Cao răng là cặn bẩn lâu ngày đọng lại tại mặt trong của răng, sát chân răng và hầu như rất khó để làm sạch chỉ bằng cách vệ sinh thông thường. Chúng có thể gián tiếp giúp vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh lý nha khoa. Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên dùng nên lấy cao răng khoảng 2 lần trong năm.

Đối với những trẻ đã bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, thường là 10 tuổi trở lên có thể thực hiện lấy cao răng định kỳ. Việc loại bỏ mảng bám sẽ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Đồng thời các nha sĩ sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường của răng miệng.

Nếu trẻ đã mọc đủ răng vĩnh viễn thì cha mẹ nên duy trì thói quen lấy cao răng cho trẻ 6 tháng một lần. Đối với vị trí trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng, cần phải lấy cao răng trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc.

Trong khoảng 2 – 3 tiếng sau khi lấy vôi răng, trẻ sẽ có hiện tượng ê buốt, chảy máu ở nướu hoặc kẽ răng. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng phụ bình thường và tự động biến mất chỉ sau thời gian ngắn.

Tiến hành vệ sinh lưỡi

Lưỡi là bộ phận dễ tích tụ vi khuẩn nhưng lại thường xuyên bị bỏ quên trong quá trình đánh răng. Sẽ rất khó nếu để trẻ tự vệ sinh khu vực này, chính vì vậy cha mẹ nên tiến hành đánh rơ lưỡi định kỳ. Phương pháp này cần được áp dụng định kỳ và phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi để phòng ngừa bệnh lý gây chảy máu chân răng.

Cách phòng ngừa viêm lợi chảy máu chân răng ở trẻ

Tình trạng  trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể dễ dàng tái phát thường xuyên và gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển, hoàn thiện hàm răng của trẻ. Chính vì vậy, trong quá trình sinh hoạt cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới những vấn đề như:

Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách
Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách
  • Tăng cường dưỡng chất cần thiết như vitamin C, D, sắt trong chế độ ăn thường ngày để cải thiện độ bền của men răng, thúc đẩy quá trình thay răng diễn ra theo đúng tiến trình.
  • Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. Các phụ huynh nên lựa chọn bàn chải và kem đánh răng riêng biệt phù hợp với lứa tuổi.
  • Kiểm soát thói quen ăn uống của trẻ, tránh nạp quá nhiều thực phẩm có đường, phẩm màu, dầu mỡ hoặc chất bảo quản có hại cho răng miệng.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trong quá trình mọc răng, có thể khiến trẻ bị viêm lợi chảy máu chân răng, kèm theo sốt nhẹ. Khi đó, cha mẹ có thể giảm thiểu biểu hiện này bằng cách chườm lạnh hoặc cho khăn ấm cho bé.
  • Cho con tới thăm khám nha khoa theo đúng định kỳ.

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể đến từ các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm tới việc chăm sóc ngay từ trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Để ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa, bạn nên kết hợp giữa một chế độ dinh dưỡng hoa học và hướng dẫn trẻ làm sạch răng đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả 

Viêm lợi trùm răng khôn là hiện tượng thường gặp, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời....

viêm lợi trùm có tự khỏi được không
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? là thắc mắc của nhiều độc giả. Đây là tình trạng khiến răng mọc kẹt bên trong...

viêm nướu chân răng uống thuốc gì
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Top 6 nhóm thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì...

Chảy Máu Chân Răng Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Chảy Máu Chân Răng Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chảy máu chân răng hôi miệng là bệnh lý phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người không...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo