[Tổng Hợp] 16 Thuốc Chữa Viêm Lợi Hiệu Quả Tốt Nhất Trên Thị Trường

Bệnh viêm lợi là tình trạng răng miệng nhiễm khuẩn thông thường mà ai cũng có thể mắc. Theo thống kê, có tới 75% dân số thế giới mắc bệnh lý này ở mức độ khác nhau. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp danh sách 16 loại thuốc chữa viêm lợi phổ biến trên thị trường hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Top 16 thuốc chữa viêm lợi phổ biến nhất

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải bệnh viêm lợi. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất chính là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Từ đó, những mảng bám, cao răng tồn tại lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội tấn công. Vi khuẩn sẽ sinh ra các enzym phá huỷ sự liên kết của biểu mô mà dẫn tới tình trạng viêm.

Tổng hợp 16 thuốc chữa viêm lợi phổ biến trên thị trường
Tổng hợp 16 thuốc chữa viêm lợi phổ biến trên thị trường

Dưới đây là tổng hợp danh sách 16 loại thuốc chữa viêm lợi được sử dụng nhiều nhất.

Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel

Emofluor Gel là sản phẩm của Thụy Sĩ và đã được cấp phép lưu hành ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thuốc có tác dụng tại chỗ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm lợi, qua đó làm giảm nhanh các triệu chứng liên quan như đau nhức, sưng đỏ, lở loét lợi.

Trường hợp có răng nhạy cảm, đang nằm viện điều trị không thể sử dụng kem đánh răng hoặc đang niềng răng cũng có thể sử dụng gel bôi này để vệ sinh răng miệng, làm sạch nướu răng.

  • Liều lượng và cách sử dụng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi mỗi ngày bôi thuốc lên vết thương từ 3 – 4 lần.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel có giá bán khoảng 250.000 vnđ một tuýp.

Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là thuốc chữa viêm lợi có nguồn gốc Ấn Độ được bào chế ở dạng gel bôi màu trắng. Hoạt chất chính trong thuốc là Metronidazole Benzoate BP kết hợp với Chlorhexidine Gluconate Solution. Khi được thoa lên vị trí bị viêm, các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tại chỗ.

Metrogyl Denta thường được chỉ định cho những bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu, viêm lợi, lở loét ở miệng, hôi miệng, nhiễm trùng ống tủy răng và viêm nha chu.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi lấy một lượng thuốc thoa lên vị trí bị viêm.
  • Lặp lại mỗi ngày 3 – 4 lần, dùng thuốc liên tục trong 7 ngày hoặc có thể lâu hơn với các trường hợp viêm lợi nặng.

Giá bán tham khảo: Gel bôi Metrogyl Denta có giá bán khoảng 70.000 vnđ/ tuýp.

Thuốc chữa viêm lợi PerioKin

PerioKin là thuốc bôi chữa viêm lợi có nguồn gốc Tây Ban Nha. Khi sử dụng, PerioKin sẽ tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm men và virus ưa lipid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ ức chế được các loại vi khuẩn trên bề mặt, không tiêu diệt được những loại ẩn nấp sâu dưới lợi.

Ngoài bệnh viêm lợi, gel bôi này còn được chỉ định cho: viêm nướu, loét miệng, abscess nha chu, trầy xước niêm mạc do ảnh hưởng của hàm giả,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Lấy một lượng vừa đủ ra bôi trực tiếp lên khu vực bị nhiễm trùng lợi.
  • Sử dụng gel lặp lại 2 – 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn liên tục tối thiểu 1 tuần.

Giá bán tham khảo: Thuốc PerioKin có giá khoảng 150.000 vnđ/ tuýp.

Thuốc được nghiên cứu và bào chế dựa trên công nghệ tiên tiến của Tay Ban Nha
Thuốc được nghiên cứu và bào chế dựa trên công nghệ tiên tiến của Tay Ban Nha

Dentosmin P

Dentosmin P là dược phẩm của Đức có hoạt chất kháng sinh mang đến tác dụng diệt khuẩn gây ra bệnh viêm lợi. Đồng thời giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức và tấy đỏ do bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, gel bôi này chỉ thích hợp cho những trường hợp bị viêm lợi nhẹ, không hiệu quả với những trường hợp bị nhiễm khuẩn trú ngụ sâu dưới nướu hoặc chưa gây ra dấu hiệu bên ngoài bề mặt nướu răng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Súc miệng cho sạch sẽ rồi lấy một lượng vừa đủ thuốc thoa bao phủ toàn bộ bề mặt nướu bị viêm.
  • Duy trì bôi gel thuốc mỗi ngày từ 1 – 3 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Gel bôi Dentosmin P có giá bán khoảng khoảng 200.000vnđ/ tuýp.

Syndent Plus Dental Gel

Syndent Plus Dental Gel gel bôi trị viêm lợi, viêm nha chu thuộc nhóm thuốc kê đơn. Thuốc cũng có tác dụng đánh bay mảng bám trên răng, ngăn ngừa nhiễm trùng nướu và giảm ê buốt cho người bệnh sau khi cao vôi răng, mài cùi răng phục hình cố định.

Hoạt chất Metronidazol có trong Syndent Plus là một tác nhân kháng khuẩn rất mạnh đối với vi khuẩn hiện diện ở các ổ viêm nướu chân răng. Đồng thời Chlohexidine là dung dịch sát trùng ngoài da và niêm mạc có hiệu quả trên nhiều loại vi khuẩn hiếu khi Gr (-) và Gr (+), nhất là các loại nhiễm trùng răng miệng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Đối với trẻ trên 30 tháng tuổi: Thoa một lượng gel bôi vừa đủ lên vùng bị viêm lợi 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 giờ.
  • Đối với người lớn: Thoa một lượng gel vừa đủ lên vùng nhiễm bệnh 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 giờ.

Giá bán tham khảo: Syndent Plus Dental Gel đang được bán với giá khoảng 40.000 vnđ/hộp 1 tuýp 20g.

Thuốc chữa viêm lợi Metronidazol Stada

Metronidazol Stada là thuốc được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân viêm lợi. Loại thuốc này có tác dụng mạnh đối với trường hợp như bị viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí.

Ngoài ra, Metronidazol còn được kê đơn để điều trị một số bệnh lý khác như nhiễm trùng ở vùng chậu, bệnh crohn ở kết tràng, viêm phụ khoa hay viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Uống 200mg/lần x 3 lần/ ngày, một liều điều trị kéo dài ít nhất 3 ngày.
  • Nên uống Metronidazol Stada sau khi ăn no để tránh gây áp lực cho niêm mạc dạ dày.

Giá bán tham khảo: Metronidazol Stada 400mg đang được bán với giá khoảng 11.000 vnđ/ hộp gồm 2 vỉ x 14 viên.

Thuốc chữa viêm lợi Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Thuốc được chỉ định trong điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng sau thủ thuật ngoại khoa và hỗ trợ điều trị viêm lợi cấp và mãn tính.

Thành phần chính có trong thuốc chữa viêm lợi Naphacogyl là 100mg Spiramycin và 125mg Metronidazole. Nhờ vậy, thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Một số người bệnh khi sử dụng Naphacogyl có thể xảy ra tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nổi mề đay, tiêu chảy,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Với người lớn: Uống thuốc 2 – 3 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Với trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Uống thuốc 3 viên/ ngày chia thành 3 lần trong ngày.
  • Với trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Uống thuốc 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.

Giá bán tham khảo: Naphacogyl đang được bán với giá trên thị trường khoảng 20.000 vnđ/ hộp.

Viêm lợi uống thuốc gì? Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi hàng đầu được bác sĩ khuyên dùng. Amoxicillin thuộc trong nhóm Penicillin, các thành phần của Amoxicillin sẽ giúp ức chế sự sinh trưởng, phát triển và phân bào của vi khuẩn. Từ đó khiến chúng suy yếu dần và giúp hạn chế đau nhức, sưng tấy, chảy máu, mủ,…

Lưu ý, Amoxicillin không dùng cho phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân bị tiểu đường hoặc người mắc hội chứng Mononoke.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 500 – 1000 mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em: Uống 25 – 50 mg/kg/ ngày chia thành 2 – 3 lần.

Giá bán tham khảo: Kháng sinh trị viêm lợi Amoxicillin đang được bán với giá khoảng 95.000 vnđ/ hộp.

Sưng lợi uống thuốc gì? Tetracyclin

Tetracyclin là một trong những loại kháng sinh chính được chỉ định trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn. Khi vào cơ thể, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và ngăn chặn collagenase – một loại protein phá hủy mô liên kết, xương.

Ngưng sử dụng ngay tetracyclin và gọi bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào như: Đau đầu nặng, choáng váng, thị lực yếu, sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, rộp da nặng, phát ban đỏ ở da,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 8 tuổi: Uống từ 25 – 50 mg/ kg/ ngày, chia thành 4 liều.
  • Người lớn: Uống 500mg/ lần x 2 lần/ ngày. Uống liên tục trong 7 -14 ngày hoặc có có thể lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Giá bán tham khảo: Tetracyclin 500mg đang được bán với giá khoảng 90.000 vnđ/ hộp.

Xem thêm: Top 16 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không phải ai cũng biết

Khi dùng Tetracyclin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thuốc có thể gây vàng răng
Khi dùng Tetracyclin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thuốc có thể gây vàng răng

Bị viêm lợi uống thuốc gì? – Cefixim

Cefixim gồm thuộc thành phần chính là Cefixim Trihydrat – nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin. Cefixim Trihydrat có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây viêm lợi.

Không dùng thuốc kháng sinh này để trị viêm lợi cho các trường hợp như: Người bị dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc hay bệnh nhân bị suy gan hoặc có vấn đề về thận.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi hoặc trên 45kg: Dùng viên Cefixim 200mg với liều 1 – 2 viên/ngày chia thành một hoặc hai lần dùng.
  • Trẻ em> 6 tháng và không quá 45kg: Dùng 8mg/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần, có thể lựa chọn dạng hỗn dịch để dễ chia liều.
  • Nên sử dụng thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày.

Giá bán tham khảo: Cefixim do hãng dược phẩm US Pharma của Việt Nam sản xuất có giá khoảng 45.000 – 60.000 vnđ/ hộp 10 viên.

Viêm răng lợi uống thuốc gì? – Azithromycin

Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh Macrolid có tác dụng ngăn ngừa sự sinh trưởng, phát triển và tiêu diệt dứt điểm vi khuẩn gây viêm lợi. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng sưng, đau nướu và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Azithromycin còn được chỉ định trong trường hợp điều trị một số nhiễm khuẩn da, đường hô hấp, cơ quan sinh dục hay mô mềm.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi Azithromycin có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như: buồn nôn, ói mửa, nước tiểu loãng, chán ăn, khẩu vị kém, vàng da,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Với người lớn: Uống 500mg ngày đầu tiên, các ngày sau dùng 250mg, mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn.
  • Với trẻ em: Uống 10 mg/kg ngày đầu tiên, các ngày sau mỗi ngày 5 mg/kg.

Giá bán tham khảo: Thuốc Azithromycin có giá bán khoảng 74.000 vnđ/ hộp 200mg.

Viêm lợi chân răng uống thuốc gì? – Doxycycline

Doxycycline là kháng sinh nhóm Cyclin của hãng Brawn, Ấn Độ dùng trong trường hợp trị viêm lợi phổ rộng. Thuốc chứa thành phần chính là Doxycycline, có tác dụng ức chế với cả vi khuẩn kỵ khí, ưa khí, ký sinh trùng và một số vi nấm.

Doxycycline được chỉ định phổ biến để điều trị các bệnh như viêm lợi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng ngoài da, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, cần lưu ý, Doxycycline không có hiệu quả với trường hợp viêm lợi do virus.

Liều lượng và cách sử dụng:

Với trẻ em:

  • Viêm lợi cấp tính: Uống liều khởi đầu 2mg/kg/ngày, sau đó uống liều duy trì 1mg/kg/ngày.
  • Viêm lợi mãn tính: 2mg/kg/ngày.

Với người lớn:

  • Viêm lợi cấp tính: Uống liều khởi đầu 200mg/ngày và duy trì 100mg/ngày.
  • Viêm lợi mãn tính: Uống 200mg/lần x 1 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc chữa viêm lợi Doxycycline có giá bán khoảng 180.000 vnđ/ hộp gồm 10 vỉ x 10 viên.

Bị sưng lợi uống thuốc gì? – Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh nằm thuộc nhóm macrolid. Thuốc có tác dụng ức chế đối với các chủng vi khuẩn gram +, khuẩn gram -, Chlamydia,… Erythromycin thường được chỉ định cho những người bị viêm lợi nhẹ.

Các thuốc biệt dược chứa thành phần chính là Erythromycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi và giúp giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau.

Thuốc chữa viêm lợi này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau bụng, buồn nôn, nổi phát ban, rối loạn nhịp tim, ứ mật trong gan, sốc phản vệ, tiêu chảy, mất thính lực một cách tạm thời.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Uống 250 – 500mg / lần x 3 – 4 lần/ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của viêm lợi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh bị lờn thuốc.

Giá bán tham khảo: Thuốc chữa viêm lợi Erythromycin có giá khoảng 215.000 vnđ/ hộp 100 viên.

Thuốc phù hợp với những bệnh nhân bị viêm lợi nhẹ đến trung bình
Thuốc phù hợp với những bệnh nhân bị viêm lợi nhẹ đến trung bình

Bị viêm lợi nên uống thuốc gì? – Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon được chỉ định để điều trị viêm lợi lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans. Thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn, khiến chúng không thể tiếp tục sinh sản và bị tiêu diệt dần.

Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc gồm: Đau đầu, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, ngứa ra, tê yếu cơ, mất tập trung, tiêu chảy,…

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Tùy theo đối tượng sử dụng, uống 500 – 700 mg/ lẫn x 2 lần/ ngày, uống 2 giờ sau ăn.
  • Một liệu trình điều trị bệnh viêm lợi có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày

Giá bán tham khảo: Thuốc trị viêm lợi Ciprofloxacin có giá bán khoảng 147.000 vnđ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Viêm sưng lợi uống thuốc gì? – Clindamycin

Thuốc kháng sinh Clindamycin được sử dụng theo đường uống có tác dụng kháng khuẩn toàn thân. Thuốc có công dụng làm giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, ửng đỏ, đau rát do viêm lợi gây ra.

Khi được đưa vào cơ thể, hoạt chất Clindamycin sẽ phát huy tác dụng kháng khuẩn theo cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn. Từ đó khiến chúng bị suy yếu và dần chết đi.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Viêm lợi nhẹ: Uống 150 – 300mg /lần x 4 lần/ ngày.
  • Viêm lợi nghiêm trọng: Uống 300 – 450mg/lần x 4 lần/ ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc biệt dược Pyclin chứa hoạt chất Clindamycin 300mg có giá khoảng 210.000 vnđ/hộp 100 viên.

Thuốc chữa viêm lợi Rodogyl

Rodogyl là thuốc kháng sinh giảm đau đơn bào được chỉ định phổ biến để điều trị các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng và hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng ở âm đạo.

Thành phần chính có trong mỗi viên Rodogyl là Spiramycin và Metronidazole. Hai hoạt chất này có thể truyền qua nhau thai và sữa mẹ nên không được chỉ định cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng:

Người lớn:

  • Uống 4 – 6 viên/ ngày, chia ra 2 – 3 lần uống trong bữa ăn (tương đương là 3 – 4,5 triệu IU spiramycin và 500 – 750 mg metronidazole). Trong các trường hợp nặng, có thể tăng liều lên đến 8 viên một ngày.

Trẻ em:

  • Từ 6 – 10 tuổi: Uống 2 viên/ ngày (tương đương 1,5 triệu IU spiramycin và 250mg metronidazole).
  • Từ 10 – 15 tuổi: Uống 3 viên/ ngày (tương đương 2,25 triệu IU spiramycin và 375mg metronidazole).

Giá bán tham khảo: Thuốc điều trị viêm lợi Rodogyl có giá bán khoảng 148.000 vnđ/ hộp gồm 20 viên nén bao phim.

Thuốc điều trị viêm lợi Rodogyl chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi
Thuốc điều trị viêm lợi Rodogyl chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi

Bên cạnh việc dùng các thuốc chữa viêm lợi, người bệnh cần lưu ý:

  • Các thuốc chữa viêm lợi đều cần có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Không tự ý tăng liều, giảm liều hay kết hợp các loại thuốc với nhau mà chưa có ý kiến của chuyên gia.
  • Các thuốc trị viêm lợi tây y đều ít nhiều có tác dụng phụ. Nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn đọc nên thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc ngừng thuốc đột ngột vì sẽ gây lờn thuốc và khiến cho quá trình điều trị kéo dài hơn.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Khi thực hiện, đưa bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn để lấy sạch phần thức ăn thừa và mảng bám. Không nên đánh theo chiều ngang vì dễ làm hỏng men răng đồng thời chọn loại bàn chải lông mềm, mảnh để tránh làm tổn thương lợi đang bị viêm.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên ăn nhiều đồ mát, rau xanh và trái cây không chua để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tích thích tái tạo tổn thương.

Trên đây là các thông tin tham khảo về danh sách 16 loại thuốc chữa viêm lợi phổ biến nhất 2021. Người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng thuốc đúng chỉ định để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm lợi trùm có mủ
Viêm lợi trùm có mủ là gì? Điều trị như thế nào là tốt nhất?

Viêm lợi trùm có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến gặp phải ở nhiều người nhưng lại vô cùng nguy...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành...

Sử dụng lá đinh hương cần cẩn thận với liều lượng
Top 16 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không phải ai cũng biết

Viêm lợi không phải là tình trạng bệnh hiếm gặp, bệnh cũng không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà bằng nhiều...

Thuốc Deetoxnano có giúp hết hôi miệng không? Giá bán bao nhiêu?
Thuốc Deetoxnano Có Giúp Hết Hôi Miệng Không? Giá Bán Bao Nhiêu?

Hôi miệng đang là một loại bệnh gây ám ảnh tâm lý cho nhiều người. Và để khắc phục tình trạng nêu trên, các sản...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo