Tẩy trắng răng bị ê buốt có đáng lo ngại không? Giải pháp khắc phục là gì?

Tẩy trắng răng bị ê buốt là hiện tượng nhiều người mắc phải khiến men răng yếu và hư hỏng nếu thực hiện tẩy trắng không đúng cách. Vậy những nguyên nhân nào khiến răng bị ê buốt khi tẩy trắng và cách khắc phục ra sao? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu và giải quyết chi tiết về vấn đề này.

Tẩy trắng răng là gì? Thực hiện có bị ê buốt không?

Tẩy trắng răng là một thủ thuật thường được áp dụng trong nha khoa thẩm mỹ, có tác dụng làm mới hàm răng xỉn màu, răng ngả vàng hoặc kém sáng. Quá trình tẩy trắng được thực hiện bằng cách sử dụng hóa chất thích hợp hoặc kết hợp với năng lượng ánh sáng mạnh. Từ đó tạo ra phản ứng oxi hóa nhằm cắt đứt các chuỗi protein màu nằm sâu ở men răng và ngà răng. Nhờ vậy, răng xỉn màu trở nên trắng sáng và đồng sắc hơn. Vậy có phải sau khi tẩy trắng răng bị ê buốt nhạy cảm hơn?

Tẩy trắng răng có bị ê buốt không và có đáng lo ngại?
Tẩy trắng răng có bị ê buốt không và có đáng lo ngại?

Trên thực tế không phải tất cả các trường hợp tẩy trắng răng đều gặp phải vấn đề ê buốt răng, răng dễ bị nhạy cảm. Tùy từng cơ địa và sức khỏe răng miệng của mỗi người sẽ gặp những phản ứng khác nhau.

Cụ thể, với những bệnh nhân có phần tủy răng yếu do bệnh lý viêm nha chu, răng sâu lâu ngày,… mới có cảm giác ê buốt sau khi tẩy trắng còn nhiều trường hợp khác khi tẩy đều cảm thấy rất bình thường. Có thể khẳng định rằng, ê buốt không phải là tác dụng phụ xảy ra với tất cả mọi người khi tẩy trắng răng, thêm vào đó tình trạng thường không kéo dài và nhanh chóng khỏi. Vì thế, nếu có nhu cầu thực hiện tẩy trắng răng, người bệnh cũng không cần quá lo lắng.

Tại sao tẩy trắng răng bị ê buốt và nhức ?

Có thể phân tích những nguyên nhân dẫn đến tẩy trắng răng bị ê buốt dưới đây, bệnh nhân có thể tham khảo để có thể tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất:

Sử dụng hóa chất tẩy trắng với nồng độ không phù hợp

Nồng độ thuốc tẩy trắng răng cần phải ở ngưỡng cho phép của Bộ Y tế quy định để đảm bảo an toàn cho hàm răng nói riêng và sức khỏe của toàn bộ cơ thể nói chung. Khi sử dụng các chất không phù hợp sẽ gây xâm lấn đến cấu trúc của răng. Kết quả là tẩy trắng răng bị ê buốt và đau nhức, mài mòn răng.

Cách ly môi, nướu không đảm bảo

Khi các dụng cụ bảo hộ cho nướu răng, môi, lưỡi, kính mắt đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng khiến răng dễ dàng bị các hóa chất tác động làm ê buốt, nhức răng sau khi thực hiện tẩy trắng.

Tẩy trắng răng bị ê buốt có thể do cách ly môi, nướu không đảm bảo
Tẩy trắng răng bị ê buốt có thể do cách ly môi, nướu không đảm bảo

Không đảm bảo quy trình thực hiện

Trong quá trình tẩy trắng răng, quy trình và kỹ thuật cần phải được đảm bảo trên hết. Nếu thời gian chiếu tia laser hoặc bôi thuốc tẩy trắng không phù hợp như để quá lâu sẽ khiến răng bị kích thích nhiều hơn bởi hóa chất. Ngoài ra, nếu thuốc bị lem ra bên ngoài, hoặc dụng cụ bảo vệ không che phủ được hết phần má, nướu cũng sẽ làm ảnh hưởng tới bộ phận này.

Tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm như thế nào?

Mặc dù quá trình răng ê buốt sau khi làm trắng không kéo dài quá lâu nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Một số trường hợp tẩy trắng răng sai quy cách còn khiến hàm răng trở nên nhạy cảm và đau nhức vô cùng. Dưới đây là cách khắc phục được nhiều người sử dụng thành công.

Giảm ê buốt răng với mẹo dân gian

Với các mẹo dân gian đơn giản, dễ dàng thực hiện sau, người bệnh sẽ an tâm gác lại chứng ê buốt do răng bị kích thích bởi hóa chất.

Giảm ê buốt với tỏi:

Thành phần trong mỗi nhánh tỏi có chứa florua, allicin, các chất này giúp ngà răng bị tổn thương do hóa chất được phục hồi, men răng được bù khoáng và tăng cường sức khỏe của răng. Chính vì vậy khi sử dụng tỏi giúp hạn chế được cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu sau khi tẩy trắng răng.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản chỉ cần vài lát tỏi cắt lát mỏng chà sát nhẹ lên bề mặt răng trong khoảng từ 3- 5 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần tình trạng ê răng sẽ được cải thiện đáng kể.

Dùng nha đam:

Gel chứa trong thân của cây nha đam (lô hội) có tác dụng rất tốt đối với việc giảm chứng ê buốt, làm dịu cơn nhức răng một cách an toàn. Để giảm tác dụng không mong muốn khi tẩy răng, người bệnh có thể dùng 1 bẹ nha đam tươi, đem rửa sạch gọt lấy phần thịt.

Sau đó, thực hiện đắp những miếng nhỏ nha đam này lên các vùng răng bị ê buốt trong khoảng từ 5 – 10 phút và súc miệng bằng nước muối cơn đau nhức, ê buốt sẽ giảm nhanh chóng.

Dùng lá bạc hà:

Theo dân gian, lá bạc hà có công dụng tốt trong việc chữa ê buốt răng chủ yếu đến từ tinh dầu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa.

Thêm vào đó, bạc hà còn có tác dụng gây tê tại chỗ làm giảm hiện tượng ê buốt tức thì. Để thực hiện chữa ê răng sau khi tẩy trắng với bạc hà, người bệnh có thể dùng một vài lá tươi hãm với nước sôi để ngậm khoảng 5 phút và súc miệng hàng ngày.

Đọc ngay:

Mẹo giảm tác hại tẩy trắng răng tại nhà bị ê buốt
Mẹo giảm tác hại tẩy trắng răng tại nhà bị ê buốt

Giảm ê buốt răng bằng Tây y

Trong trường hợp đã tẩy trắng và đang bị ê buốt răng thì người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp “cấp cứu” nhanh ngay tức thì bằng một số sản phẩm đặc dụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng làm giảm ê buốt răng áp dụng sau khi tẩy trắng hoặc do ăn nóng lạnh.

  • Gel giảm ê buốt Sensikin: Loại sản phẩm này giúp giảm cảm giác ê buốt nhanh chóng, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp răng ê buốt mãn tính, tẩy trắng răng bị ê buốt và cạo vôi răng. Ưu điểm chính của gel Sensikin là bôi tại chỗ với khả năng bám dính tốt, tan nhanh, khuếch tán mạnh ion K+ vào trong lòng ống ngà của răng, đồng thời cắt đứt dẫn truyền của dây thần kinh ống tủy về não bộ. Điều này giúp nhanh chóng làm hết cảm giác ê buốt.
  • Gel bôi Enamel Pro Varnish: Đây là dòng gel bôi vecni fluor cho răng duy nhất có công thức cung cấp ACP (Amorphous Calcium Phosphate) -có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở các bé và giảm tình trạng ê buốt răng do kích thích nhiệt độ hoặc sau khi tẩy răng ở người lớn. Thuốc có tính an toàn cao và được sử dụng tương đối rộng rãi.
  • Gel bôi giúp giảm ê buốt răng GC Tooth Mousse: Cơ chế hoạt động của thuốc là sử dụng CPP-ACP một loại chất phủ sinh học sẽ phủ lên các mô mềm trong khoang miệng làm giảm nhanh cảm giác ê buốt, trung hòa lượng acid và kháng lại vi khuẩn gây sâu răng. Thuốc không chỉ có tác dụng chống ê buốt mà còn hỗ trợ làm sạch răng, chống khô miệng.
Thuốc giảm ê buốt răng phổ biến hiện nay
Thuốc giảm ê buốt răng phổ biến hiện nay

Một số cách phòng và tránh tái phát ê buốt răng

Để giảm ê buốt răng không chỉ do tẩy trắng răng mà do nhiều nguyên nhân khác trong sinh hoạt, người bệnh có thể duy trì những thói quen như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, khoa học: Sau khi tẩy trắng răng nên ăn các loại thức ăn mềm, được nấu nhừ và các rau, loại hoa quả giàu vitamin D, B, Kali… Bổ sung canxi cho răng chắc khỏe và men răng chắc chắn. Hạn chế những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Các loại hoa quả chua cay và có tính axit cao dễ ăn mòn men răng.
  • Chải răng bằng các loại kem đánh răng dành cho người nhạy cảm, kem đánh răng giảm ê buốt.
  • Thăm khám răng tại nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa sớm nguy cơ sâu răng và phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe răng miệng. Người bệnh hoàn toàn có thể yêu cầu nha sĩ bù khoáng cho vùng men răng yếu bằng những công cụ kỹ thuật chuyên dụng.
  • Chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện tẩy trắng răng nếu có nhu cầu. Ở những nơi có cơ sở vật chất tốt, bác sỹ có kinh nghiệm chuyên môn cao, tẩy trắng răng bị ê buốt sẽ có tỉ lệ thấp hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm như thế nào. Hy vọng người bệnh sẽ giải quyết được những lo lắng của bản thân để yên tâm thực hiện tẩy trắng thẩm mỹ.

Bạn đọc cũng quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đau răng nổi hạch
Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Các bệnh lý gây nổi hạch và cách điều trị phổ biến

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu bất thường có khả năng cảnh báo các bệnh lý răng miệng mà cơ thể đang mắc phải....

Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất
Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất

Mắc các bệnh lý về răng miệng cản trở không ít đến quá trình sinh hoạt thường ngày và gây khó trong việc ăn uống,...

[Tư Vấn] Đau Răng Uống Panadol Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng
[Tư Vấn] Đau Răng Uống Panadol Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Như chúng ta đã biết, Panadol là một loại thuốc có công dụng giảm đau, an thần và được sử dụng phổ biến trogn việc...

Đau Răng Nên Ăn Cháo Gì? Top 11 Loại Cháo Ngon, Bổ Dưỡng
Đau Răng Nên Ăn Cháo Gì? Top 11 Loại Cháo Ngon, Bổ Dưỡng

Khi bị đau răng, cháo là loại thực phẩm được nhiều người sử dụng nhất nhờ dễ ăn, dễ nuốt mà vẫn cung cấp được...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo