Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Nấm lưỡi ở trẻ là một trong những vấn đề thường gặp, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bé thường quấy khóc, khó chịu, ăn ít khi bị gặp phải tình trạng này. Cha mẹ cần nắm bắt những triệu chứng, tìm hiểu nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời, ngăn chặn việc tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 

Chuyên gia giải đáp nấm lưỡi ở trẻ là bệnh gì?

Theo các chuyên gia của Vidental Care, bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng khoang miệng xuất hiện các màng giả có màu bạc trắng, nhất là ở vị trí trên bề mặt lưỡi. Bệnh lý gây ra bởi nấm candida albicans, phát triển qua từng giai đoạn.

Trong thời điểm đầu mắc bệnh, phần tưa lưỡi của bé xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng. Khi không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời thì nấm sẽ nhanh chóng lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, tạo thành các vùng trắng.

Nấm lưỡi ở trẻ em gây ra cảm giác khó chịu, đau rát
Nấm lưỡi ở trẻ em gây ra cảm giác khó chịu, đau rát

Nấm lưỡi phát triển gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ, đây cũng là môi trường để vi khuẩn tích tụ, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác ở khoang miệng. Căn bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra cho tới khoảng 10 tuổi. Số ít trường hợp trẻ có thể mắc bệnh khi đã 10 hoặc dưới 15 tuổi. 

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi ở bé có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Khi bị bệnh, bé ăn không ngon miệng, không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để có thể hoàn thiện cơ quan chức năng đồng thời phát triển thể chất. 

Vì thế, việc tìm hiểu xác định nguyên nhân nhằm có biện pháp ngăn ngừa, loại bỏ nấm lưỡi cho bé càng sớm càng tốt là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Theo bác sĩ chuyên khoa, các nguyên nhân chính gây ra bệnh lý nấm lưỡi cho trẻ nhỏ là do:

  • Sự xâm nhập của virus, nấm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh do ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt, virus dễ dàng xâm nhập, tấn công. Đặc biệt, ở thời kỳ khởi phát, bệnh lý gây ra các đám trắng khá giống với cặn sữa nên có thể khiến cha mẹ chủ quan.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây bệnh
  • Chăm sóc và vệ sinh không đúng cách: Điển hình là việc không vệ sinh khoang miệng của bé sau khi cho trẻ ăn, bú hoặc chà sát quá mạnh và gây tổn thương. Điều này vô tình tạo điều kiện khiến vi khuẩn trú ngụ, gây bệnh nấm lưỡi. 
  • Do lây từ mẹ sang bé: Một số bé bị lây bệnh nấm từ việc ti mẹ, trường hợp này xảy ra khi mẹ bị bệnh nấm ngoài da và không thực hiện vệ sinh trước khi cho bé bú. Vi khuẩn cũng theo đó xâm nhập vào khoang miệng của trẻ. 

Nắm bắt các thông tin về nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh ở trẻ nhỏ. Nhờ đó có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh lý ở trẻ, tránh kéo dài gây hậu quả cho sức khỏe.

Triệu chứng khi trẻ bị nấm lưỡi cha mẹ cần biết

Nắm chắc các dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Bởi bệnh lý nếu kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. 

Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi, nhận biết các dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ em ngay ở thời kỳ bệnh mới khởi phát. Một số triệu chứng giúp phát hiện tình trạng này sớm bao gồm:

Nấm lưỡi gây ra nhiều chấm trắng ở trên niêm mạc của lưỡi
Nấm lưỡi gây ra nhiều chấm trắng ở trên niêm mạc của lưỡi
  • Xuất hiện nhiều chấm trắng ở trên bề mặt hoặc đầu lưỡi, hình dạng tròn, thoạt nhìn thấy khá giống với các cặn sữa. Sau thời gian, nấm có thể phát triển mạnh hơn để tạo thành nhiều mảng bám màu trắng, phân bố không đồng đều và bao phủ toàn bộ lưỡi, vòm họng, khoang miệng. 
  • Khi cọ sát vùng tưa lưỡi có thể gây chảy máu, kèm theo nhiều vết thương hở khác.
  • Bé quấy khóc, ăn kém do tình trạng ngứa ngáy, đau ở lưỡi, gây mất vị giác và rất khó khăn khi nuốt. 

Khi mắc nấm lưỡi ở trẻ em, một vài trường hợp bệnh nặng có thể làm ảnh hưởng tới hô hấp. Bé dễ bị viêm phế quản, viêm phổi, nấm phổi hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của các bé cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bé thường hay bị tiêu chảy, cơ thể mất nước dẫn tới mệt mỏi kéo dài. 

Bạn có biết: [Giải Đáp Từ Chuyên Gia] Nấm Lưỡi Có Sốt Không?

Bé bị nấm lưỡi có nguy hiểm hay không?

Em bé bị nấm lưỡi có gây nguy hiểm tới sức khỏe hay không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia của Vidental Care, tình trạng trẻ bị nấm lưỡi không gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. 

Tuy nhiên, nếu như cha mẹ không phát hiện sớm và có biện pháp can điều trị triệt để, nấm lưỡi có thể quay lại, phát triển và lan rộng ra toàn bộ khoang miệng. Thậm chí, bệnh có thể gây biến chứng, ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan.

Nấm lưỡi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phế quản
Nấm lưỡi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phế quản

Ngoài ra, nhiều người thắc mắc nấm lưỡi có lây không, được biết bệnh cũng có thể lan tới một số bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa, dẫn tới triệu chứng nôn trớ, khó nuốt, đau tức ngực ở các bé. Trong thời gian dài sau đó, lưỡi của bé sẽ bị đau, dẫn tới việc bỏ ăn, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Biện pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ em cha mẹ nên biết

Chuyên gia Vidental Care cảnh báo bệnh nấm lưỡi ở trẻ có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu cha mẹ không nhận biết sớm và để lây lan. Vùng khoang miệng của bé có thể bị tổn thương, lở loét, bong tróc, thậm chí gây ra những vết thương hở, chảy máu ở miệng. 

Vì thế, cha mẹ cần trang bị các kiến thức về nấm lưỡi để có thể phát hiện nhanh chóng nhất. Ngoài ra, nên thăm khám và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bé. Hiện nay, khi bị nấm lưỡi, trẻ có thể điều trị bằng thuốc tây và áp dụng thêm các biện pháp không sử dụng thuốc, cụ thể như sau:

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp thường được áp dụng khi bé mới chớm bị nấm miệng. Cha mẹ nên thực hiện việc sát khuẩn với dung dịch phù hợp. Các loại dung dịch được chuyên gia khuyên dùng là muối NaCl, dung dịch chống nấm hoặc dung dịch iod povidine.

Việc vệ sinh cần phải đảm bảo đúng cách để tránh làm tổn thương khoang miệng của bé và khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Cha mẹ có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau đây:

Cha mẹ cần vệ sinh khoang miệng của bé sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
Cha mẹ cần vệ sinh khoang miệng của bé sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
  • Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh khoang miệng cho bé, sau đó sử dụng gạc vô trùng để vệ sinh. 
  • Để bé nằm ở tư thế thoải mái nhất, tiếp sau đó cha mẹ đeo gạc vào ngón tay, nhúng vào dung dịch sát khuẩn và đưa trên mặt lưỡi. 
  • Mẹ cần thực hiện thao tác lau từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bề mặt lưỡi.
  • Sau đó, mẹ nên thay miếng gạc khác và tiếp tục thực hiện với vùng 2 bên má, mặt dưới lưỡi, vòm họng. 

Mỗi ngày, cha mẹ nên thực hiện việc vệ sinh với các thao tác như trên 3 – 4 lần trước khi cho bé ăn nửa giờ đồng hồ để vệ sinh và giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

Chữa bệnh nấm lưỡi bằng thuốc Tây

Trẻ bị nấm lưỡi phải làm sao, bên cạnh áp dụng các biện pháp không sử dụng thuốc, khi tình trạng nấm lưỡi ở trẻ phát triển trên diện rộng, khiến chức năng miễn dịch của bé suy giảm thì sẽ cần tới sự hỗ trợ của các loại thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng một số loại thuốc đặc trị sau đây:

Thuốc Tây được chỉ định nếu bé bị nấm lưỡi nghiêm trọng
Thuốc Tây được chỉ định nếu bé bị nấm lưỡi nghiêm trọng
  • Miconazol: Thuốc trị nấm lưỡi nằm trong nhóm imidazole tổng hợp, có tác dụng chính là ức chế sự hoạt động của chủng nấm candida albicans. Thuốc ở dạng gel bôi trực tiếp nên rất dễ dàng sử dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên sử dụng với một liều lượng vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ. 
  • Nystatin: Đây là thuốc chống nấm đã được kiểm định về tính an toàn, chất lượng, phù hợp với cả trẻ sơ sinh. Sử dụng thuốc hiệu quả nhất khi được pha với dung dịch nước muối 0.9% hay nước lọc. Sau đó sử dụng gạc y tế để nhúng thấm dung dịch và đánh tưa lưỡi cho bé. 
  • Fluconazole và Itraconazole: Thuốc kháng nấm toàn thân được chỉ định sử dụng với những trường hợp bé bị nấm lưỡi thể nặng, có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tiêu hóa. Cha mẹ chỉ sử dụng loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối tuân thủ liều lượng được hướng dẫn. 

Khi phát hiện ra tình trạng nấm lưỡi ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, từ đó nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ đều phải tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. 

Xem ngay: Tổng Hợp Những Hình Ảnh Nấm Candida Ở Miệng Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Địa chỉ khám nấm lưỡi cho trẻ chất lượng, hiệu quả

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không để lại biến chứng nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Vì sức khỏe và sự an toàn của bé, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cơ quan y tế cấp phép hoạt động. 

Trong số rất nhiều các cơ sở khám chữa nha khoa hiện nay, Trung tâm Khám & Điều trị Răng miệng – Vidental Care là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn và đánh giá cao. Không chỉ sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu, đội ngũ y chuyên gia, bác sĩ nha khoa chuyên môn tay nghề cao, Trung tâm còn có quy trình khám chữa nhanh chóng, giúp khách hàng không phải chờ đợi mất thời gian. 

100% hệ thống máy móc nha khoa được Vidental Care nhập khẩu từ những thương hiệu quốc tế hàng đầu, hỗ trợ tối đa vào quá trình thăm khám cũng như điều trị. Bên cạnh đó, toàn bộ các công nghệ hiện đại nhất cũng được đơn vị cập nhật và đưa vào thăm khám. 

Vidental Care là địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh nấm lưỡi chất lượng, uy tín
Vidental Care là địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh nấm lưỡi chất lượng, uy tín

Với mong muốn mang đến một địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng đầu cho các khách hàng trong và ngoài nước, Vidental Care luôn chú trọng vào việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, cộng tác với đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đảm bảo có thể xử trí tất cả các ca bệnh khó.

Với sự đầu tư đồng bộ cả vệ hệ thống trang thiết bị và đội ngũ nhân lực y tế, tin chắc rằng, trong tương lai không xa, Vidental Care sẽ là cái tên ngày càng nhận được sự yêu thích của nhiều khách hàng, đưa thương hiệu vươn xa và ngày càng được đánh giá cao. 

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi cha mẹ cần biết

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và áp dụng các biện pháp điều trị, cha mẹ cần chú ý một số nguyên tắc khi chăm sóc các bé bị nấm lưỡi sau đây:

  • Ưu tiên sử dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc nếu phù hợp. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách dùng. 
  • Khi vệ sinh khoang miệng, đánh tưa lưỡi cho bé, cha mẹ cần thực hiện đúng kỹ thuật, thao tác, tránh việc đưa ngón tay vào quá sâu sẽ khiến bé bị nôn trớ đồng thời tạo ra cảm giác sợ mỗi khi ăn hoặc bú. 
  • Cha mẹ nên vệ sinh khoang miệng cho trẻ kỹ trước khi ăn khoảng 30 phút, tránh thực hiện khi bé vừa ăn no vì điều này có thể làm bé bị trớ. 
  • Tuyệt đối không bóc phần tưa lưỡi vì có thể gia tăng sự tổn thương và gây nhiễm trùng.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ nên sử dụng nước muối loãng còn ấm để vệ sinh khoang miệng cho trẻ mỗi ngày, vệ sinh sau mỗi lần ăn để có thể loại bỏ mảng bám tích tụ trên bề mặt. 
  • Trước khi cho bé bú mẹ cần vệ sinh đầu ti để hạn chế tối đa việc vi khuẩn hoặc mầm bệnh lây lan sang khoang miệng của bé. 
  • Hạn chế để người lạ thơm má hoặc hôn môi trẻ do đây cũng là một con đường khiến vi khuẩn lây lan. 
  • Đối với trẻ bị mắc bệnh gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt. 
  • Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ngọt, đồ cay nóng khi đang điều trị bệnh nấm lưỡi. Thay vào đó hãy bổ sung các loại thực phẩm có lượng vitamin dồi dào để tăng cường sức đề kháng. 
  • Cha mẹ không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa nấm lưỡi ở trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do thành phần của thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Nấm lưỡi ở trẻ là bệnh khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh ủ lâu ngày thì có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé. Việc nắm bắt các thông tin liên quan tới căn bệnh là rất cần thiết để giúp cha mẹ chủ động trong việc phát hiện, điều trị và chăm sóc con em khi không may mắc bệnh. 

Đọc thêm: Nấm Lưỡi Hiv: Nguyên nhân, cách chữa và một số lưu ý trong điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bật Mí Cách Trị Nấm Lưỡi Bằng Rau Ngót An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà
Bật Mí Cách Trị Nấm Lưỡi Bằng Rau Ngót An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà

Trị nấm lưỡi bằng rau ngót là bài thuốc dân gian được lưu truyền lại từ xa xưa. Bệnh này có thể diễn ra ở...

Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện

Trong các phương dân gian chữa rơ lưỡi cho bé, giá đỗ là nguyên liệu được ưa chuộng hơn cả. Vậy thực hư công dụng...

dung dịch rơ miệng
Dung dịch rơ miệng: Giải đáp những thắc mắc cho mẹ bỉm sữa

Trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển dù chưa mọc chiếc răng nào nhưng cũng cần được cha mẹ vệ sinh răng miệng...

Gợi ý 7 loại thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Gợi Ý 7 Loại Thuốc Trị Nấm Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Nấm lưỡi là tình trạng thường gặp gây ra chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khá nhiều cách trị nấm...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo