Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế nào, xử lý ra sao để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Để gỡ rối cho vấn đề này, mời các bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả, an toàn nhất.

Tìm hiểu vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Bạn có biết vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Phần lớn trẻ nhỏ đều bị hấp dẫn bởi những thực phẩm chứa nhiều đường đặc biệt là bánh kẹo, và đây cũng là một trong những lý do chính khiến trẻ bị sâu răng, gây ra những tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí là tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Trong đó, nguyên nhân của việc ăn nhiều bánh kẹo sẽ bị sâu răng phải kể đến như:

  • Trong bánh kẹo có chứa hàm lượng đường khá cao, gồm có glucose, fructose, saccarose,… Những thành phần này đặc biệt thu hút các loại vi khuẩn gây sâu răng. Mặt khác, tính chất của đường là rất dễ lên men, vì lý do đó mà nó đã gián tiếp trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển
  • Răng của trẻ mới hình thành ở hệ răng sữa, yếu hơn rất nhiều so với răng vĩnh viễn của người trưởng thành do đó nó khá nhạy cảm. Khi tiếp xúc thường xuyên và trong thời gian dài với các thành phần có trong bánh kẹo sẽ dễ ảnh hưởng xấu đến men răng, tác động vào cấu trúc răng khiến nó trở nên yếu hơn. Chính vì vậy răng của bé rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, gây sâu răng cùng các bệnh về răng lợi khác
  • Các bé còn quá nhỏ và chưa ý thức được tầm quan trọng của thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vì thế, nếu trẻ không thể tự thực hiện hoặc cha mẹ không giúp trẻ vệ sinh sau mỗi lần ăn bánh kẹo sẽ hình thành nên các mảng bám trên răng. Và chính vi khuẩn trong mảng bám là tác nhân gây nên tình trạng trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng
  • Bánh kẹo là món ăn vặt nên bé thường hay ăn ngoài thời gian ăn chính, do đó cha mẹ khó có thể kiểm soát hết và kịp thời cho trẻ vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Từ đó thức ăn thừa có cơ hội bám trên răng trong thời gian dài
Bánh kẹo, đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ
Bánh kẹo, đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ

Ngoài ra, không chỉ có bánh kẹo mà những đồ ăn khác như bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt, nước có gas, snack, chocolate,… cũng là tác nhân gây hại và là câu trả lời cho câu hỏi vì sao trẻ con ăn kẹo dễ bị sâu răng.

Cách điều trị khi em bé ăn kẹo bị sâu răng

Nhiều phụ huynh đang cảm thấy vô cùng lo lắng khi bé ăn kẹo bị sâu răng mà không biết xử lý như thế nào. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn, quá trình tiêu hoá, sức khoẻ,… Trước tình trạng này, cha mẹ có thể điều trị cho bé bằng các cách sau:

Điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà

Ngậm nước muối

So với việc hướng dẫn cách đánh răng đều đặn hàng ngày cho các bé còn quá nhỏ thì để bé ngậm nước muối có vẻ đơn giản hơn nhiều. Đặc biệt, nước muối có khả năng sát trùng, giảm đau và viêm nhiễm do sâu răng gây ra.

Dùng nước chanh tươi

Cha mẹ có thể dùng nước chanh tươi để nhỏ vào khu vực răng bị sâu của trẻ để giảm bớt  cảm giác đau nhức và sát trùng nhẹ. Bởi trong chanh có chứa axit tự nhiên đóng vai trò ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Thay vì cho bé uống các loại nước ngọt, nước trái cây nhiều màu sắc, hãy cho bé uống một lượng nước chanh vừa đủ được pha loãng mỗi ngày. Đồ uống này có khả năng hỗ trợ men răng cũng như chân răng của trẻ chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý vì chanh có tính chua, khó uống sẽ gây cảm giác khó chịu khi nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ.

Dùng nước chanh tươi để nhỏ vào khu vực răng bị sâu của trẻ để giảm bớt  cảm giác đau nhức và sát trùng nhẹ
Dùng nước chanh tươi để nhỏ vào khu vực răng bị sâu của trẻ để giảm bớt  cảm giác đau nhức và sát trùng nhẹ

Dùng tỏi và húng quế

Có thể bạn chưa biết, tỏi được sử dụng để nấu ăn hàng ngày lại chính là một phương thuốc Đông y cực hiệu quả trong việc đặc trị nhiều bệnh, trong đó có sâu răng. Chúng ta có thể dùng vài nhánh tỏi kết hợp với vài lá húng quế, sau đó giã nát rồi dùng hỗn hợp này đắp lên chân răng của trẻ.

Ngoài ra cũng nên vắt lấy nước để nhỏ vào vùng răng bị sâu nhằm giảm đau vô cùng hiệu quả. Tương tự như chanh, khi dùng tỏi cũng và húng quế sẽ khiến bé khó chịu vì tỏi có tính cay, nóng và mùi nồng.

Đắp lá hẹ

Lá hẹ được biết đến là một bài thuốc dân gian có thể sử dụng tại nhà để chữa cảm, sốt, đặc biệt là còn một công dụng mà ít người biết đó là trị sâu răng. Theo kinh nghiệm dân gian thì cần giã nhuyễn lá hẹ, đắp lên chân răng bị sâu sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức cho trẻ, kháng viêm và giảm sưng lợi cực hiệu quả. 

Thăm khám tại các cơ sở nha khoa

Một vài phương án được các bác sĩ chỉ định gồm:

Dùng thuốc điều trị

Nếu vùng răng của bé mới chỉ chớm sâu, cha mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ thăm khám và dùng thuốc sâu răng đặc trị để chấm vào vùng bị sâu nhằm ngăn ngừa sự lây lan sang các răng bên cạnh, đồng thời loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn gây hại và giảm đau nhức cho bé.

Trám phần răng sâu

Trong trường hợp bé ăn kẹo gây ra các tổn thương, sâu răng nghiêm trọng hơn, hình thành lỗ hổng lớn nhưng chưa phá huỷ đến đến tủy răng thì các nha sĩ có thể dùng đến biện pháp trám răng. Với cách điều trị này, khu vực bị sâu sẽ được vệ sinh sạch sẽ và xử lý bằng cách trám lại với nguyên liệu nha khoa hoặc nhựa sứ tuỳ theo yêu cầu.

Nhổ răng bị sâu

Khi phần sâu đã quá nặng vào đến tủy răng, không thể khắc phục bằng các phương pháp điều trị nha khoa thông thường sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Việc loại bỏ răng sâu sẽ ngăn ngừa tình trạng lây lan sang các răng xung quanh, đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé khỏi các bệnh khác như viêm nha chu, viêm nướu răng,…

Tuy nhiên, nếu trẻ phải nhổ bỏ răng sữa quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn như khó nghiền nát thức ăn, quá trình tiêu hoá khó khăn hơn, răng vĩnh viễn có nguy cơ cao mọc lệch, xô hàm, khiến trẻ khó phát âm trong quá trình tập nói,…

Thông tin bổ ích: Tổng hợp các phương pháp điều trị sâu răng tận gốc

Nhổ răng bị sâu của bé
Nhổ răng bị sâu của bé

Cách phòng chống sâu răng cho bé

Có thể thấy, em bé ăn kẹo bị sâu răng có thể dẫn đến không ít các biến chứng nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe, cuộc sống, quá trình phát triển trong tương lai. Thế nhưng lại rất khó để ngăn cấm cho trẻ không ăn bánh kẹo. Do đó, một số cách phòng chống sâu răng cho bé sau đây sẽ vô cùng hữu ích cho cha mẹ.

Tập thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày

Đánh răng là thói quen tốt mà cha mẹ nên sớm rèn luyện cho bé. Việc này có khả năng loại bỏ mảnh vụn, phần còn sót lại của bánh kẹo mắc trên các kẽ răng, ngoài ra còn đánh bay mảng bám trên bề mặt răng hình thành trong quá trình bé ăn kẹo. 

Đặc biệt nên sử dụng bàn chải mềm dành riêng cho bé, chọn loại kem đánh răng trong thành phần có chứa nhiều Canxi và Fluoride, đây là những chất có khả năng ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây sâu răng, củng cố nướu, lợi, men răng của bé thêm chắc khỏe.

Hạn chế ăn đồ ngọt

Như đã đề cập đến ở trên, kẹo và đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, nước hoa quả, sữa,… là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ nên có biện pháp kiểm soát và theo dõi khẩu phần ăn của bé, hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Thay vào đó hãy bổ sung thêm nhiều trái cây tươi, rau xanh, uống đủ nước, nhóm thực phẩm giàu Canxi như: Cá, tôm, cua, ốc…

Bổ sung thêm sau xanh, trái cây cho trẻ
Bổ sung thêm sau xanh, trái cây cho trẻ

Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước súc miệng

Nước muối sinh lý có công dụng tuyệt vời trong việc kháng viêm, sát khuẩn, trong khi đó nước súc miệng lại chứa các thành phần có lợi cho răng, đánh bay vi khuẩn và cặn bẩn còn sót lại trong khoang miệng. Do đó chúng rất thích hợp để phòng trừ tình trạng ăn kẹo không kiểm soát ở trẻ nhỏ.

Hãy hình thành và tạo thói quen cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên vào mỗi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ, kể cả khi sau khi ăn kẹo để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh gây sâu răng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Vì rất khó để ngăn cấm các bé ăn kẹo nên cha mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ từ 3-6 tháng/lần tại các trung tâm nha khoa uy tín, để nha sĩ thăm khám, đánh giá tình hình răng miệng thực tế của bé, sớm phát hiện ra các nguy cơ, mầm bệnh.

Qua đó có biện pháp xử kịp thời, hiệu quả, tránh gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, khi chủ động nắm rõ tình hình sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc tìm hướng bảo vệ răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Một số cách phòng chống sâu răng cho bé khác

Ngoài một số phương pháp kể trên, cha mẹ cũng có thể phòng chống sâu răng cho trẻ bằng cách:

  • Mẹ trong quá trình mang thai nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là Canxi, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu, stress kéo dài
  • Bỏ thói quen bú bình trước khi ngủ vào buổi tối của trẻ, bởi nó có thể khiến vi khuẩn tích tụ lâu trên răng. Tập cho trẻ uống nước, thức ăn dạng lỏng bằng thìa, ống hút, ly,…
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cho trẻ tại những vùng mà bàn chải đánh răng không thể tiếp xúc được
  • Hạn chế cho trẻ ăn kẹo, đồ ngọt, thực phẩm có hàm lượng đường cao vào buổi tối
  • Cho trẻ uống nhiều nước sau bữa ăn
  • Cung cấp các loại thực phẩm có chứa vitamin D3 vào khẩu phần ăn của trẻ, bởi đây là chất có lợi cho sức khỏe răng miệng và phòng tránh sâu răng cực hiệu quả

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng, hỏng răng? Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân khiến em bé ăn kẹo bị sâu răng, cùng với đó là cách điều trị và phòng chống hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp có thể mang đến cho cha mẹ kiến thức hữu ích, hỗ trợ cho quá trình nuôi dạy trẻ hiệu quả và an toàn.

Dành riêng cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ bị sâu răng sữa nên xử lý như thế nào là an toàn nhất?
Trẻ bị sâu răng sữa nên xử lý như thế nào là an toàn nhất?

Trẻ bị sâu răng sữa không còn là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên cha mẹ vẫn cần phải trang bị những kiến thức cần...

Axit và vi khuẩn trong dạ dày tấn công khoang miệng mạnh hơn ở những mẹ bầu thường xuyên bị nôn ói, trào ngược.
5 cách trị sâu răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất

Cách trị sâu răng cho bà bầu là thông tin nhiều chị em tìm kiếm vì đây là vấn đề thường gặp trong thai kỳ....

Dầu dừa mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị sâu răng
Cách trị sâu răng bằng dầu dừa tại nhà an toàn và hiệu quả

Sâu răng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó không chỉ gây ra cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc...

Muối từ lâu đã được dùng với mục đích làm sạch khoang miệng, ngừa sâu răng
Chữa sâu răng bằng muối áp dụng như thế nào cho hiệu quả

Dùng muối trị sâu răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có hiệu quả cao do đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm,...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo