5 nguyên nhân đau răng hàm phổ biến nhất! Cách điều trị và phòng tránh

Đau răng hàm là một trong những triệu chứng phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Tần suất của những cơn đau có thể kéo dài và xuất hiện bất chợt gây ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Bên cạnh đó, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm không thể chủ quan.

Top 5 nguyên nhân dẫn tới đau răng hàm 

Đau buốt răng hàm có thể khởi phát bất cứ lúc nào, cảm giác khó chịu sẽ kéo dài hoặc tự biến mất sau một thời gian ngắn. Ở người trưởng thành, khi các răng vĩnh viễn đã xuất hiện đầy đủ, mỗi cá nhân sẽ có 6 răng hàm ở trên cùng và 6 răng hàm ở bên dưới, chia đều cho hai bên. Nhờ diện tích bề mặt tương đối lớn, răng hàm đóng vai trò quan trọng giúp bạn nghiền nhỏ thức ăn.

Đau răng hàm là một trong những triệu chứng phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải
Đau răng hàm là một trong những triệu chứng phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải

Mặt khác, do vị trí khuất, dễ mọc xô lệch nên các răng hàm rất khó để vệ sinh sạch sẽ, có nguy cơ cao dẫn tới các bệnh lý nha khoa. Chính vì vậy, tình trạng đau buốt răng hàm có thể là dấu hiệu bất thường mà bạn không nên bỏ qua:

Đau răng hàm do tổn thương

Răng hàm thường gặp phải một số chấn thương do tai nạn, chấn thương dẫn tới nứt, vỡ hoặc bị mẻ dẫn tới cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, quá trình điều trị khắc phục thông qua các phương pháp như trồng răng mới implant, mão răng sứ cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu ở vị trí này trong thời gian ngắn.

Viêm nướu gây đau buốt răng hàm trong cùng

Trong số các răng hàm trong cùng có bao hàm cả vị trí răng khôn. Đến độ tuổi từ 18 – 30, chúng bắt đầu xuất hiện lần lượt và có xu hướng mọc lệch, gây tác động tới vị trí bên cạnh. Đồng thời có nguy cơ bị mắc viêm lợi trùm. Một phần nướu vẫn còn bám lại trên bề mặt răng, làm tăng nguy cơ đọng lại mảng bám, vi khuẩn và thức ăn thừa.

Khi bị viêm, lợi sẽ chuyển dần sang màu đỏ, sưng đau và tác động xấu tới răng. Do đó, người mắc viêm nướu thường có cảm giác đau nhức răng nhẹ.

Đau nhức răng hàm do tác động nhiệt độ

Một số người có hàm răng đặc biệt nhạy cảm hoặc men răng bị yếu bẩm sinh, bệnh lý nha khoa sẽ có phản ứng tiêu cực khi dùng thực phẩm quá nóng, quá lạnh. Dưới tác động của nhiệt độ, răng sẽ có cảm giác buốt nhẹ, không thể tiếp tục nhai. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên tới thăm khám nha sĩ để khắc phục, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bị đau răng hàm do sâu răng

Sâu răng là quá trình phá hủy khoáng và dẫn tới giảm diện tích bề mặt thân răng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các loại vi khuẩn bên trong khoang miệng. Khi thói quen vệ sinh và ăn uống thiếu khoa học sẽ tạo điều kiện để chúng sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ hơn. Ban đầu vi khuẩn sẽ tấn công vào lớp men răng bên ngoài, sau đó tiến dần vào bên trong lớp ngà, tổn thương tủy. 

Do vị trí đặc thù tương đối khó phát hiện, sâu răng hàm thường chỉ bị phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn 3, 4 gây tổn thương các tổ chức bên trong răng, dẫn tới đau buốt kéo dài.

Mọc răng khôn gây đau nhức răng hàm

Răng khôn (răng số 8) là những chiếc răng cuối cùng được mọc lên. Tuy nhiên, ở một số cấu trúc hàm sẽ không đủ chỗ trống cho răng số 8, dẫn tới tình trạng mọc lệch, mọc ngầm hoặc chèn ép lên vị trí bên cạnh. Áp lực lâu ngày sẽ khiến răng bên cạnh bị đau nhức.

Đau nhức răng hàm có nguy hiểm không?

Đối với các trường hợp đau buốt răng hàm do quá trình mọc răng khôn hoặc đặc tính nhạy cảm của răng, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng các mẹo dân gian hoặc thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, trường hợp mắc các bệnh lý nha khoa, bạn cần chủ động thăm khám nha sĩ. Tâm lý chủ quan có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau buốt răng hàm kéo dài cản trở tới quá trình nhai thức ăn, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi.
  • Sâu răng hàm kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm nha chu, mất liên kết giữa các tổ chức răng và lung lay răng.
  • Nếu đau lợi răng hàm không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới hình thành ổ áp xe, gây sưng má, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Xem thêm: Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng tới em bé không? 

Tâm lý chủ quan có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm
Tâm lý chủ quan có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị đau răng hàm hiệu quả

Đối với các trường hợp đau buốt răng hàm do bệnh lý, nha sĩ sẽ dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

  • Chườm lạnh: Đối với trường hợp đau răng hàm do mọc răng khôn, bạn có thể tiến hành chườm đá lạnh để kịp thời giảm đau. Sự tác động nhiệt độ sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu tới răng, gây tê tạm thời.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Để nhanh chóng cắt cơn đau răng hàm, sử dụng thuốc là phương pháp được nhiều người tìm đến nhất. Người bệnh có thể tìm mua những sản phẩm không kê đơn hoặc dạng gel. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia.
  • Trám răng: Nếu phát hiện tổn thương do vi khuẩn sâu răng, nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng nguyên liệu để bịt kín hố sâu. Phương pháp này sẽ sử dụng nguyên liệu dạng mềm, đắp kín vào hố sâu răng để ngăn ngừa sự lây lan và sau đó dùng đèn laser cố định thành khối cứng.
  • Bọc sứ: Khi vi khuẩn ăn sâu vào phần ngà hoặc tủy gây đau răng hàm kéo dài hoặc tổn thương men răng do va đập mạnh, người bệnh sẽ được chỉ định bọc răng sứ. Các mão răng sứ sẽ được thiết kế tỉ mỉ dựa trên màu sắc và kích thước của răng thật. Sau khi tiến hành mài đi một phần cùi răng thật, nha sĩ sẽ chụp mão răng sứ lên. Ngay khi quá trình điều trị kết thúc, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt, răng tổn thương được khôi phục hoàn toàn cả về thẩm mỹ lẫn chức năng nhai. Tuy nhiên, mỗi chất liệu sứ sẽ có tuổi thọ khác nhau, người bệnh cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
  • Nhổ răng khôn: Nếu răng khôn mọc lệch dẫn tới tổn thương, xô đẩy các vị trí bên cạnh, gây đau nhức răng hàm sẽ được khuyên nhổ bỏ. Dựa trên nhu cầu và tình trạng sức khỏe, bạn có thể loại bỏ 2 – 3 chiếc răng khôn cùng lúc. Thuốc tê sẽ có tác dụng trong suốt quá trình điều trị nên bạn sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau đớn. 

Hướng dẫn phòng ngừa đau nhức răng hàm

Đau răng hàm có thể xuất phát do những tác động từ bên ngoài hoặc do yếu tố bệnh lý. Chính vì vậy, cách bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất chính là thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày.

Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất chính là thay đổi thói quen sinh hoạt
Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất chính là thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Đánh răng đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của mỗi người, nên lựa chọn những sản phẩm có chứa hàm lượng fluor cần thiết cho răng.
  • Không nên chải răng quá mạnh để tránh tạo thành vết thương ở lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tránh để ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của tuyến nước bọt. Khô miệng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa.
  • Để tăng cường hiệu quả làm sạch, bạn có thể dùng kết hợp với các loại nước súc miệng, tăm nước, bàn chải điện hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm có hại cho men răng như nước ngọt có gas, bia, rượu, thuốc lá, đồ ngọt, đồ chứa chất bảo quản…

Đau răng hàm là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bất thường của sức khỏe răng miệng. Để hạn chế các tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng tới chức năng của hàm và tính thẩm mỹ tổng thể, bạn nên nâng cao ý thức của bản thân. Thường xuyên thăm khám nha sĩ định kỳ và xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp. 

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau răng dẫn đến đau đầu là tình trạng khá phổ biến
Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng...

Tẩy trắng răng có bị ê buốt không và có đáng lo ngại?
Tẩy trắng răng bị ê buốt có đáng lo ngại không? Giải pháp khắc phục là gì?

Tẩy trắng răng bị ê buốt là hiện tượng nhiều người mắc phải khiến men răng yếu và hư hỏng nếu thực hiện tẩy trắng...

Viêm Tủy Răng Có Mủ: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Hướng Xử Lý
Viêm Tủy Răng Có Mủ: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Hướng Xử Lý

Viêm tủy răng có mủ gây ra những cơn đau nhức kéo dài và làm hơi thở có mùi hôi. Điều này làm người bệnh...

đau răng kiêng ăn gì
Đau răng kiêng ăn gì? Top 8 loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa

Đau răng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo