Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không và nên làm gì?

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không là nỗi trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Liệu bé mọc răng muộn có phải do gặp các vấn đề bất thường trong cơ thể? Nguyên nhân và những việc cha mẹ cần làm khi bé chậm mọc răng là gì? Cùng bài viết dưới đây giải đáp các vấn đề trên một cách chi tiết.

Quy trình mọc răng thông thường ở trẻ

Với trẻ em phát triển bình thường sẽ hình thành và nằm bên trong khung xương hàm 20 chiếc răng sữa. Sau khi sinh ra được một thời gian nhất định, những chiếc răng sữa này sẽ luân phiên nhú ra khỏi nướu. Mỗi trẻ sẽ mất khoảng từ 2,5 – 3 năm để mọc đầy đủ hết 20 chiếc răng này.

  • Sự mọc răng sữa ở trẻ cũng tuân theo một quy trình nhất định, có thứ tự, cụ thể là:
  • Bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa dưới trong giai đoạn từ 6 – 10 tháng tuổi đầu đời.
  • Hai răng cửa trên tiếp theo sẽ bắt đầu nhú vào khoảng từ 8 tháng đến 12 tháng tuổi, thường được gọi là răng thỏ.
  • Khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa trên tiếp theo sẽ mọc lên. Có thể thấy khi được 1 tuổi, hầu hết các bé đã mọc được 6 chiếc răng cửa, với 4 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
  • Hai răng cửa dưới tiếp theo sẽ mọc khi trẻ được 10 tháng đến 16 tháng tuổi.
  • Sau khi mọc đủ hết 8 răng cửa, giai đoạn tháng 13 – 19, trẻ sẽ mọc tiếp hai răng hàm trên nằm lùi về phía trong.
  • Tiếp theo, khi trẻ được khoảng 14 – 18 tháng tuổi, 2 răng hàm dưới sẽ nhú lên khỏi vùng nướu.
  • Hai răng nanh hàm trên sẽ mọc lên vào tháng 16 – 22 để lấp đầy vị trí bỏ trống.
  • Hai răng nanh hàm dưới nối tiếp vào tháng 17 – 23 cho bé một nụ cười toàn răng hoàn hảo.
  • Và cuối cùng từ tháng 25 – 33, hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc lên hoàn tất quá trình mọc răng sữa.
    Quá trình mọc răng thông thường ở trẻ
    Quá trình mọc răng thông thường ở trẻ

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không, có nguy hiểm không?

Theo quy trình mọc răng trên có thể trả lời cho câu hỏi trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không. Câu trả lời là không. Quy trình mọc răng ở trẻ hoàn toàn không phải là khoảng thời gian cố định, chính xác tuyệt đối với các bé.

Có bé mọc sớm hơn, cũng có trẻ ngoài 1 tuổi vẫn chưa mọc răng mà vẫn phát triển một cách hoàn toàn bình thường. Thậm chí, một số bác sĩ còn cho rằng việc trẻ mọc răng chậm hơn mức bình thường lại là cơ hội thuận lợi hơn cho việc cho con bú mẹ .

Chính vì vậy, trẻ nhỏ 8 tháng chưa có dấu hiệu mọc răng là điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của bé cả. Phụ huynh có thể an tâm, cho dù trẻ đã chuyển qua chế độ ăn dặm, ăn thô thì phần nướu của bé vẫn đủ chắc khỏe để nghiền thức ăn.

Mặc dù vậy, trong trường hợp bé bị chậm mọc răng vẫn có thể xảy ra những biến chứng sau này tiêu biểu như:

  • Răng vĩnh viễn mọc không ngay ngắn, mọc lệch, lộn xộn hoặc không đúng vị trí.
  • Răng yếu, không nhai được thức ăn cứng, dễ ê buốt, tổn thương và dễ bị rụng hơn.
  • Có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về răng miệng hơn bình thường như bệnh viêm nha, viêm lợi, răng yếu,…
  • Mọc cùng lúc nhiều răng, bản thân bé sẽ phải chịu đau hơn bình thường, sốt và quấy khóc mệt mỏi.
    Mọc răng muộn có thể sẽ gây ra hiện tượng răng mọc lệch sau này ở bé
    Mọc răng muộn có thể sẽ gây ra hiện tượng răng mọc lệch sau này ở bé

Tại sao bé 8 tháng chưa mọc răng, nguyên nhân?

Bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng không phải là vấn đề đáng lo ngại, đây được coi là hiện tượng mọc răng chậm sinh lý. Phụ huynh cần phải lo lắng trong một số trường hợp, bé mọc răng chậm kèm theo những biểu hiện như:

  • Bé chậm tăng cân, gầy còm.
  • Chiều cao tăng rất chậm, không tăng hoặc tăng không đáng kể.
  • Biếng ăn thường xuyên
  • Rụng tóc vành khăn

Trong trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để giải quyết vấn đề sức khỏe của bé.

Thông thường, những nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng hơn bình thường do: 

  • Gen di truyền 

Trong trường hợp bố hoặc mẹ, hoặc các thành viên khác trong gia đình cũng bị mọc răng chậm thì rất có thể em bé cũng có khả năng bị như vậy. Điều này thuộc về di truyền nên phụ huynh không cần phải lo lắng.
Các bé sinh non

Theo nhiều cuộc khảo sát chỉ ra rằng, ở các em bé sinh non tỉ lệ mọc răng muộn sẽ cao hơn với các bé bình thường.

  • Chế độ dinh dưỡng

Với các trường hợp trẻ mọc răng muộn kèm theo các dấu hiệu như: nhẹ cân, chậm tăng cân, thấp còi, đề kháng kém,…thì nguyên nhân chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt trong đó là thiếu canxi và vitamin D, hai chất quan trọng nhất cho quá trình mọc răng và phát triển xương.

Tìm hiểu thêm:

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi cũng có thể là nguyên do bé 8 tháng chưa mọc răng
Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi cũng có thể là nguyên do bé 8 tháng chưa mọc răng
  • Do bệnh lý

Bệnh down là nguyên nhân trẻ mọc răng muộn thường thấy. Khi mắc hội chứng này, tuyến yên hoạt động bất thường, lớp phôi bên ngoài có những biến chứng có thể gây nên tình trạng bé mọc răng chậm.

  • Do tác động bên ngoài

Một số trường hợp khác khiến bé 8 tháng chưa mọc răng là do ngoại lực nào đó tác động vào khiến răng của bé mọc không đều, cái cao cái thấp. Cũng có thể là răng bị hỏng, gãy và buộc phải nhổ trước khi nó tự rụng.

Một số nguyên nhân khác bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không

  • Trẻ bị suy tuyến giáp: Biểu hiện rõ nhất của tình trạng suy tuyến giáp ở trẻ là bé chậm đi, chậm nói nhưng cân nặng vượt trội. Điều này cũng kèm theo bất thường là mọc răng chậm. Hãy đưa con em của mình đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám.
  • Trẻ bị thiếu vitamin: Khi thiếu các loại Vitamin D, Canxi, MK7 sẽ khiến răng bé 8 tháng chưa mọc răng. Lúc này, mẹ cần bổ sung canxi, và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng chất lượng sữa, uống thêm sản phẩm hỗ trợ vitamin nếu cần thiết.
  • Do thừa Phốt pho: Dấu hiệu của thừa phốt pho trong cơ thể là xơ cứng mạch máu, suy thận, tim phình to,… Phụ huynh nên cho bé khám để được điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất.

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không và cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ hoàn toàn không cần phải quá lo lắng nếu trẻ đã được 8 tháng tuổi chưa mọc răng nhưng vẫn lên cân đều, phát triển cân đối và hoạt động bình thường. Có thể tham khảo một số cách chăm sóc trẻ chậm mọc răng, thấp còi như sau:

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động sinh hoạt hằng ngày khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng mọc răng chậm của bé:

  • Nên cho trẻ tắm nắng từ 15 đến 30 phút, tốt nhất vào khoảng trước 9h buổi sáng mỗi ngày để tăng khả năng tổng hợp vitamin D. Khi đó giúp bé hấp thụ canxi được tốt nhất, giúp cơ thể cứng cáp, răng mọc theo đúng tiến trình sinh lý.
  • Cho bé ngủ đủ giấc, ngon giấc và vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.
  • Theo dõi tình trạng cân nặng, chiều cao và trí lực của bé thường xuyên.
  • Điều trị các bệnh lý bé mắc phải nếu có.
    Nên tắm nắng cho trẻ đúng cách để hấp thụ tốt vitamin D
    Nên tắm nắng cho trẻ đúng cách để hấp thụ tốt vitamin D

Quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho bé

  • Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ nên hết sức lưu tâm:
  • Cần thực hiện cải thiện chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống của bé một cách đa dạng, đủ chất. Gia tăng và bổ sung khẩu phần ăn hàng ngày cho bé, ưu tiên các loại thực phẩm có chất béo, đạm động vật, chế phẩm từ sữa,…
  • Cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, sữa chua để tăng khẩu phần dinh dưỡng, tiêu hóa tốt nhất.
  • Nên bổ sung vào mỗi phần thức ăn của trẻ dầu ăn từ 1 – 2 thìa để tăng khả năng hấp thụ canxi và vitamin D.
  • Trong trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ thì người mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết, ăn đầy đủ, không kiêng khem để trẻ tăng hấp thu dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ.
  • Nếu mẹ không có sữa cho bé, bé dùng sữa công thức thì không nên pha sữa cho con bằng các loại nước bột, nước rau củ, nước cháo hoặc nước khoáng. Điều này sẽ làm giảm hấp thu canxi trong sữa.

Với những chia sẻ trả lời cho câu hỏi bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không trên đây, hy vọng người đọc sẽ an tâm về vấn đề sức khỏe của con em mình hơn. Trong trường hợp bé có dấu hiệu mọc răng chậm bất thường, phụ huynh nên đưa bé tới trung tâm y tế uy tín để khám và chữa trị kịp thời.

Đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhổ Răng Sữa Miễn Phí Cho Trẻ Em Ở Đâu? Cha Mẹ Cần Lưu Ý Gì?
Nhổ Răng Sữa Miễn Phí Cho Trẻ Em Ở Đâu? Cha Mẹ Cần Lưu Ý Gì?

Nhổ răng sữa miễn phí hiện nay là một trong những chương trình ưu đãi hấp dẫn của rất nhiều bệnh viện và phòng khám...

Nhổ răng sữa cho trẻ hết bao nhiêu tiền
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền và ở đâu an toàn? 

Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền và lựa chọn bệnh viện, nha khoa nào để thực hiện không phải bậc cha mẹ nào...

Răng là bộ phận rất quan trọng của con người
Răng Là Gì Phân Loại Cấu Tạo Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Răng là không chỉ tham gia vào việc hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng thực hiện các chức năng...

Bé Mọc Răng Hàm Bị Đau Do Đâu Và Làm Sao Để Cải Thiện?
Bé Mọc Răng Hàm Bị Đau Do Đâu Và Làm Sao Để Cải Thiện?

Bé mọc răng hàm bị đau răng liên tục, nhói lên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cha mẹ có thể nhận biết điều...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo