Vì Sao Ăn Tỏi Hôi Miệng? Cách Khử Mùi Hôi

Ăn tỏi hôi miệng là nỗi băn khoăn của nhiều người mỗi khi muốn sử dụng loại gia vị này để nấu nướng hoặc chữa bệnh. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi sau khi sử dụng tỏi.

Vì sao ăn tỏi hôi miệng?

Tỏi là một loại gia vị thường dùng, đồng thời cũng là một vị thuốc. Không chỉ giúp món ăn thơm ngon hơn, tỏi còn được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch… Tỏi chỉ phát huy tối đa công dụng chữa bệnh khi sử dụng trực tiếp (ăn sống). Tuy nhiên, khi ăn tỏi sống lại khiến miệng có mùi hôi nên rất nhiều người e ngại.

Ăn tỏi hôi miệng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi muốn sử dụng nguyên liệu này
Ăn tỏi hôi miệng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi muốn sử dụng nguyên liệu này

Nguyên nhân khi ăn tỏi có mùi hôi là trong nguyên liệu này chứa chất Sulfuric tạo ra mùi và vị riêng biệt rất giống với mùi của các hợp chất do vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng sinh ra. Có hai cơ chế khiến ăn tỏi hôi miệng:

  • Thứ nhất: Hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi sau khi vào khoang miệng sẽ ngay lập tức khiến hơi thở có mùi. Những hợp chất này sẽ tồn tại trong miệng và hơi thở cho đến khi chúng ta vệ sinh răng miệng bằng cách chải hoặc súc miệng.
  • Thứ hai: Hợp chất làm hơi thở có mùi tỏi được thoát ra từ phổi. Chất này theo khoa học được gọi là Allyl methyl sulfide (AMS). Đây là một chất khí được hấp thụ qua thành ruột vào máu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và đến phổi qua đường máu. Đôi khi, AMS còn được bài tiết qua tuyến mồ hôi. Do vậy không chỉ hơi thở, mà toàn bộ cơ thể cũng có mùi tỏi sau khi ăn, đặc biệt là vào ngày nóng bức, nhiều người còn cảm thấy hôi miệng nặng. Rất khó để loại bỏ mùi tỏi trong trường hợp này. Chỉ có thể đợi đến khi toàn bộ lượng Sulfuric bài tiết ra ngoài và được rửa trôi.

Không có cách nào để nhanh chóng loại bỏ mùi hôi sau khi ăn tỏi. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng mùi hương mạnh hơn để át đi mùi tỏi khó chịu này.

Khám phá ngay: Hôi miệng hở van dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị ít ai biết

Phải làm sao để khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi ăn tỏi?

Tỏi tuy có nhiều tác dụng nhưng việc hơi thở có mùi sau khi ăn lại khiến nhiều người e dè, không dám sử dụng. Tuy không có loại sản phẩm nào chữa hôi miệng khi ăn tỏi nhưng bạn có thể sử dụng một số cách sau đây để khắc phục tình trạng này.

  • Kẹo cao su: Sử dụng kẹo cao su sau khi ăn một số món “có mùi” như mắm tôm, tỏi, cá… là lựa chọn của nhiều người. Nhai kẹo cao su giúp thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do khô miệng. Ngoài ra, kẹo cao su chứa các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, quế… giúp khử mùi hiệu quả.
  • Cà phê: Uống một tách cafe sau khi ăn tỏi sẽ giúp làm dịu ngay mùi hôi tỏi trong miệng. Hạt cafe có tác dụng khử mùi rất tốt. Rửa tay bằng hạt cafe giúp loại bỏ nhanh chóng các mùi hành tỏi sau khi làm bếp.
  • Hoa quả: Ăn các loại trái cây như táo, mận, lê, đào… sau khi ăn tỏi cũng có tác dụng khử mùi rất hiệu quả.
Một số loại rau có tác dụng khử mùi hôi khi ăn tỏi
Một số loại rau có tác dụng khử mùi hôi khi ăn tỏi
  • Rau xanh: Một số loại rau như rau bina, rau diếp và khoai tây… có khả năng kháng lại mùi hành tỏi. Ngoài ra, húng quế và rau mùi tây là có thể trị được chứng hôi miệng nặng sau khi ăn tỏi. Do đó, nên bổ sung những loại rau và thảo dược này vào bữa ăn.
  • Trà xanh: Có chứa polyphenol giúp trung hòa các hợp chất lưu huỳnh sản sinh khi ăn tỏi. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng rất hiệu quả trong việc khử mùi và chống hôi miệng.
  • Sữa: Được chứng minh là có hiệu quả khử mùi hành tỏi trong hơi thở. Đặc biệt, sữa nguyên chất có tác dụng làm loãng nồng độ của các hợp chất gây mùi hôi trong miệng.
  • Đồ uống: Một số loại nước uống có tính axit với độ pH dưới 3.6 như nước ép chanh, chanh dây, bưởi,…. cũng như nhiều loại nước ngọt giúp chống lại các enzyme alliinase – tạo mùi đặc trưng của hành tỏi trong khoang miệng sau khi sử dụng.
  • Đánh răng: Đây là cách được nhiều người lựa chọn nhất để khắc phục tình trạng ăn tỏi hôi miệng. Mùi hương từ kem đánh răng kèm theo việc chải, súc miệng giúp bạn loại bỏ mùi cũng như tỏi còn sót lại ở kẽ răng. Hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày và chải trong 2 phút trở lên cho mỗi lần. Nên dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch phần kẽ răng.
  • Nước súc miệng: Các loại nước súc miệng kháng khuẩn có chứa chlorhexidine, hydrogen peroxide hoặc chất cetylpyridinium chloride đều có khả năng ngăn ngừa hôi miệng.
  • Thuốc trị hôi miệng: Hiện nay trên thị trường có các loại xịt hoặc viên nhai giúp khử mùi hôi miệng rất hiệu quả. Những sản phẩm này không chỉ giúp bạn khử mùi hôi do tỏi mà những loại thuốc hôi miệng lâu năm còn có tác dụng đẩy lùi hôi miệng do những nguyên nhân khác.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn biết được làm sao để khắc phục tình trạng ăn tỏi hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi ra ngoài hoặc cần giao tiếp với những người quan trọng, bạn nên tránh ăn tỏi sống để không bị mất điểm trong mắt đối phương.

Đọc thêm: Hôi Miệng Sâu Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 5 cách trị hôi miệng bằng lá ổi tại nhà
Top 5 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Lá Ổi Tại Nhà Tốt Nhất

Mùi hôi khó chịu từ miệng sẽ làm cản trở việc giao tiếp hàng ngày và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Khi...

Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Rb Giúp Giảm Đau Nhanh Chóng
Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Rb Giúp Giảm Đau Nhanh Chóng

Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee Rb là sản phẩm rất cần thiết cho mỗi gia đình bởi nhiệt miệng đang là tình trạng rất phổ...

Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?
Đắng Miệng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì? Làm Sao Để Cải Thiện?

Đắng miệng hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải và gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy miệng đắng và hôi...

Hôi miệng lâu năm: Liệu có thực sự nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng?

Hôi miệng lâu năm là một trong những bệnh lý răng miệng gây cảm giác phiền toái và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Đông Phương Y Pháp : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, HN

Trung Tâm ViDental Care - Nhất Nam Y Viện : Biệt thự, 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 100000

Trung Tâm ViDental Care - Đỗ Minh Đường : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Thuốc Dân Tộc : Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)

Trung Tâm ViDental Care - T4 /50 Nguyễn Chí Thanh : Số 50 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000

Messenger zalo